Chia sẻ
“Livestream bán hàng” có lẽ đang là từ khóa sở hữu lượt tìm kiếm lớn nhất trong vài năm trở lại đây, kể từ khi khách hàng chuyển sang ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến và đặc biệt kể từ sự xuất hiện của các “chiến thần livestream” - những nhân vật có khả năng khiến thương hiệu bứt phá doanh thu chỉ sau vài giờ. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm cách livestream bán hàng hiệu quả hoặc đã bắt đầu nhưng chưa tìm ra hướng đi đúng, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn dưới đây của Hebela nhé!
1. Livestream là gì? Tác dụng của việc livestream trong bán hàng online
Livestream (dịch sang tiếng Việt là “Phát sóng trực tiếp”) là hình thức quay lại âm thanh và hình ảnh bằng điện thoại, laptop, máy tính bảng, PC,… sau đó phát trực tiếp lên nền tảng mạng xã hội. Các trang mạng xã hội thường được sử dụng để người dùng livestream gồm có Facebook, Tik Tok, Youtube, Instagram,...
Khi livestream, người phát sóng và người xem có thể giao lưu với nhau một cách dễ dàng thông qua bình luận hay biểu tượng cảm xúc; cụ thể, người livestream sẽ trực tiếp đọc bình luận của người xem và phản hồi hoặc hành động ngay trong thời gian phát sóng.
Hơn cả việc chia sẻ những khoảnh khắc hay sự kiện đáng nhớ, ngày nay việc livestream còn được sử dụng cho mục đích bán hàng online. Khi livestream với mục đích tiếp thị, người bán thường trình bày các đặc điểm và tính năng của sản phẩm; sử dụng trực tiếp nếu có thể sau đó trả lời những câu hỏi của người xem.
Không phải ngẫu nhiên mà hình thức livestream bán hàng lại được cả cá nhân và thương hiệu tin tưởng lựa chọn trong thời gian gần đây, bởi nó sở hữu những ưu điểm như:
Dễ dàng tương tác
Livestream là hình thức lan truyền âm thanh và hình ảnh một cách trực tiếp trên không gian mạng. Chỉ cần có kết nối Internet, bất cứ ai trên thế giới cũng đều có thể vào xem buổi phát sóng trực tiếp của bạn và số lượng này có thể đạt mốc cả triệu người - gấp hàng chục lần lượng tiếp cận của những hình thức marketing truyền thống.
Khi livestream tiếp thị, người bán và người mua có thể dễ dàng giao lưu với nhau qua phần bình luận và bày tỏ cảm xúc, ví dụ người xem có thể khuyến khích người bán quảng bá nhiều mẫu mã hơn hoặc người bán có thể show nhiều đặc điểm của sản phẩm hơn như chất liệu, số đo (đối với mặt hàng thời trang), hương vị, cách bảo quản (đối với mặt hàng thực phẩm),... theo yêu cầu củakhán giả.
Dễ dàng viral
Ngoài tính năng bình luận và tặng những biểu tượng cảm xúc, người xem còn có thể chia sẻ buổi livestream với người thân và bạn bè nếu họ cảm thấy thích thú, từ đó giúp chúng ngày càng lan rộng và có nhiều người xem hơn nữa. Do vậy, nếu sở hữu một buổi phát sóng thú vị, có những yếu tố hấp dẫn và bất ngờ thì khả năng video trở nên viral là rất cao.
Dễ dàng tiết kiệm thời gian và chi phí
Việc livestream không đòi hỏi người bán phải di chuyển tới những studio sang trọng hay đẹp đẽ mà tất cả những gì họ cần chỉ là một chiếc phông nền đơn giản, phù hợp cùng một thiết bị công nghệ có kết nối Internet để lan truyền hình ảnh, âm thanh. Do vậy, những nhà kinh doanh online có thể tiết kiệm được một lượng lớn thời gian và chi phí khi sử dụng hình thức marketing hiện đại này.
Dễ dàng bán hàng hiệu quả
Không còn nghi ngờ gì nữa, hình thức livestream chính là yếu tố then chốt giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp bán hàng hiệu quả; bởi so với những hình ảnh tĩnh nhàm chán, những câu văn mô tả tẻ nhạt thì một video với đầy đủ các hình ảnh và âm thanh chân thực về sản phẩm, đi kèm với một kịch bản hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến người xem gia tăng sự thích thú và chọn mua nhiều hơn.
2. 5 bước giúp bạn học cách livestream bán hàng hiệu quả
Với những người mới bắt đầu, việc livestream bán hàng online có vẻ đơn giản và vô cùng dễ thực hiện khi chỉ cần bấm nút “Phát trực tiếp”, sau đó các đơn hàng sẽ về ồ ạt. Thực chất, hình thức tiếp thị bằng phát sóng trực tiếp không chỉ có một màu hồng như vậy mà thường đòi hỏi cá nhân/tổ chức nhiều sự nỗ lực hơn nữa, bằng chứng là giữa hàng ngàn hàng vạn chiếc livestream mỗi ngày thì chỉ có một phần nhỏ trong số đó là bán hàng thành công. Nếu bạn đang tìm một cách làm hiệu quả, hãy tham khảo 5 bước mà Hebela chia sẻ dưới đây để biết cách livestream bán hàng hiệu quả nhé:
2.1. Xác định mục tiêu và khách hàng mục tiêu
Trước khi bắt đầu buổi phát sóng trực tiếp, người bán cần xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu của việc livestream ngày hôm nay là gì, đó là giới thiệu sản phẩm mới, tung ra các chương trình khuyến mãi hay đẩy bán hàng tồn kho,... Là yếu tố tiên quyết đo lường độ hiệu quả của buổi livestream, do đó mục tiêu bán hàng cần được xác định kỹ lưỡng trước tất cả những công đoạn khác.
Bên cạnh đó, người bán cũng cần xác định rõ nhóm khách hàng mà họ muốn hướng đến trong buổi livestream là ai, có đặc điểm gì, có vấn đề nào và muốn được giải quyết ra sao. Bạn càng xác định cụ thể và phân tích chi tiết thì mức độ thành công của buổi livestream càng cao.
2.2. Chuẩn bị
Kịch bản
Ở một thế giới mà người người nhà nhà có thể livestream, một kịch bản được chuẩn bị chỉn chu và hoàn thiện chính là thứ giúp buổi phát sóng trực tiếp của bạn có thể trở nên nổi bật, được người xem lựa chọn và không bị chìm nghỉm giữa muôn vàn video live khác. Người bán nên lập kế hoạch gồm giới thiệu những sản phẩm nào, theo thứ tự gì, số lượng bao nhiêu, cần cho người xem biết thông tin theo cách ra sao,... Đặc biệt, người bán có thể thêm thắt cho buổi livestream một vài yếu tố thú vị để giúp người xem ấn tượng và tăng tỷ lệ chờ đón ở những lần phát sóng tiếp theo.
1 ví dụ không thể không nhắc tới chính là cặp đôi livestream bán hàng gây sốt trong tháng 2 vừa qua. Cụ thể, trong buổi live, một người phụ nữ ăn mặc sang trọng, có vẻ vừa khóc đứng trước cầm sản phẩm, còn phía sau là người đàn ông với gương mặt khó chịu xen lẫn bất lực. Người phụ nữ nói: "... Hôm nay tiền bạc với em không quan trọng nữa, em chỉ muốn đổi lại sự ủng hộ của cả nhà mình thôi. Người đàn ông này, ông chỉ biết đem tiền về thôi, chứ có quan tâm ai đâu. Tôi sẽ chứng minh cho ông coi không chỉ đàn ông mới biết kiếm tiền… ".
Cặp đôi vừa livestream vừa diễn khiến nhiều khán giả vô cùng thích thú. Thậm chí, mọi người còn khen ngợi khả năng nhập vai vô cùng chân thật của hai người. Chính trong bầu không khí đầy tính “drama” như vậy mà người xem thích thú và chốt đơn liên tục để ủng hộ cặp đôi. Nhiều người để lại bình luận như “hu hu hay thiệc cười tỉnh ngủ 😭😭😭”, “Livestream bán hàng càng lúc càng cuốn vậy”, “Giải trí thực sự, vừa xem phim Hàn, vừa săn sale... quá là tiện luôn cả nhà mình ơi!”, “má mới coi cười tỉnh luôn trời”, “đã săn”,...
Dụng cụ
Dụng cụ là yếu tố thứ hai mà người bán cần chuẩn bị kỹ càng nếu muốn nắm được cách livestream bán hàng hiệu quả, chuyên nghiệp, gia tăng tỷ lệ thành công. Thông thường, các dụng cụ đầy đủ phục vụ cho buổi phát sóng trực tiếp gồm có thiết bị công nghệ ghi hình có kết nối Internet (điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy ảnh,...), đèn chiếu sáng, micro, phông nền, phần mềm hỗ trợ,...
Nếu có điều kiện, người bán nên chuẩn bị đầy đủ tất cả những dụng cụ trên với chất lượng cao nhất để buổi phát sóng trở nên chuyên nghiệp và giúp cho người xem cảm thấy mãn nhãn. Không khán giả nào muốn phí thời gian cho những video có hình ảnh mờ nhòe, âm thanh quá to hoặc quá nhỏ, không gian tối tăm ảm đạm,... cả.
Ngoài ra, nếu chỉ có một mình khi thực hiện buổi livestream, bạn có thể quay trực tiếp từ camera trước để dễ dàng kiểm soát hình ảnh đồng thời theo dõi phản ứng của khách hàng. Trái lại, nếu bạn được hỗ trợ bởi một đội nhóm, bạn nên livestream bằng camera sau để chất lượng hình ảnh được tốt hơn.
Trước khi phát trực tiếp, bạn cũng đừng quên kiểm tra lại tốc độ đường truyền để đảm bảo buổi live diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Sản phẩm
Sau khi đã hoàn thiện được kịch bản livestream, người bán cần sắp xếp toàn bộ sản phẩm muốn quảng bá theo thứ tự và số lượng lên sóng, nhằm tránh trường hợp luống cuống tìm hàng và bị người xem bỏ theo dõi phiên live do không thích sự gián đoạn. Bên cạnh đó, người bán cũng nên chuẩn bị các sản phẩm "dự trù" để phòng trường hợp khách hàng quan tâm.
Đặc biệt, theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh online, nếu muốn khách hàng liên tục theo dõi livestream của mình, bạn không nên bán tất cả các sản phẩm họ yêu thích trong một buổi. Thay vào đó, hãy chia các sản phẩm hot vào nhiều buổi phát khác nhau để người xem có tâm lý phải săn đón và mong chờ các buổi livestream kế tiếp.
Người livestream
Tùy vào tinh thần và tính chất của buổi livestream mà người bán có thể tự mình quảng bá hoặc lựa chọn mẫu livestream chuyên nghiệp. Người mẫu livestream nên là các bạn nữ có ngoại hình ưa nhìn, thần thái vui tươi, hoạt bát và có tài ăn nói hoặc các bạn nam có thân hình chuẩn, gương mặt điển trai và giọng nói trầm ấm, thu hút.
Tuy nhiên, dù chuyên hay không chuyên, người bán hàng livestream cũng cần trang bị cho mình một số kiến thức về sản phẩm cũng như các kiến thức về hình thức phát trực tiếp như nhịp độ phù hợp, trang phục khi lên sóng, cách xử lý tình huống phát sinh,...
Lưu ý rằng người livestream chính là "người đại diện tạm thời" của thương hiệu, do vậy cần phải được lựa chọn và huấn luyện kỹ càng để gia tăng tình cảm của công chúng với sản phẩm/dịch vụ. Đặc biệt, các thương hiệu lớn hoàn toàn có thể hợp tác với các KOLs, KOCs, Influencers hoặc Celebrities để trở thành người livestream nhằm gia tăng doanh số và kích thích nhu cầu mua hàng của người xem.
Đội ngũ hỗ trợ
Phát sóng trực tiếp với mục đích bán hàng phức tạp hơn rất nhiều so với việc phát sóng trực tiếp để chia sẻ câu chuyện hoặc sự kiện. Khi bán hàng, người bán cần nắm vững được tất cả các mã sản phẩm cần giới thiệu với số lượng và rất nhiều thông tin khác nhau, bên cạnh đó còn phải chốt đơn và trả lời bình luận của khán giả. Do vậy, một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp với những vị trí và nhiệm vụ được phân bổ cụ thể sẽ giúp người bán nắm được cách livestream bán hàng hiệu quả hơn.
2.3. Thông báo về thời gian
Để tất cả người theo dõi có thể biết và sắp xếp theo dõi buổi livestream của mình, người bán cần đăng tải thông tin về thời gian và nền tảng sẽ diễn ra buổi phát sóng trực tiếp, có thể là bằng một dòng trạng thái hoặc cầu kỳ hơn là bằng hình ảnh, video và đặc biệt nên ghim bài viết đó ở đầu trang để người xem không bỏ lỡ.
Chưa hết, nhà bán cũng đừng quên cân nhắc về thời gian phát sóng bằng cách dựa vào nhóm đối tượng muốn tiếp cận. Chẳng hạn, nếu hướng tới nhóm học sinh/sinh viên, bạn nên livestream vào khoảng 12 giờ trưa hoặc 9 giờ tối. Đối với dân văn phòng hoặc mẹ bỉm sữa, 20 -22 giờ là khoảng thời gian phù hợp nhất.
2.4. Thực hiện livestream
Mô tả nội dung buổi livestream
Nếu không có một vài dòng mô tả nội dung, những người theo dõi bạn sẽ chỉ nhận được dòng thông báo kiểu như “... đang phát trực tiếp…” - một lời mời gọi không hề hấp dẫn và khó lòng lôi kéo được ai. Do vậy, đừng quên bổ sung một dòng mô tả hoặc mang lại giá trị nội dung hoặc bắt trend để giúp khán giả muốn xem phiên livestream của bạn, ví dụ “... đã nhắc đến bạn trong livestream của mình” hoặc “Sale 4/4: Đồng giá 99k mọi sản phẩm”,...
Khuyến khích việc chia sẻ
Thông thường, khoảng thời gian đầu phiên live là lúc cả người bán lẫn người xem đang “nhiệt huyết” nhất. Lúc này, những người bán hàng nên tranh thủ kêu gọi người xem bày tỏ cảm xúc hoặc bình luận để vừa tăng tương tác, vừa tạo điều kiện đẩy buổi phát sóng lên top đầu bản tin của người dùng mạng xã hội.
Cân đối thời gian livestream
Một lưu ý không kém phần quan trọng khác để người bạn nắm được cách livestream bán hàng hiệu quả đó chính là cân đối thời gian. Người bán không nên quá chú trọng vào mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó vẫn nên dành một khoảng thời gian nhất định để tương tác và giao lưu với người xem qua việc trả lời câu hỏi, ca hát, nhảy múa,... nhằm khiến họ có tình cảm với mình hơn.
Ngoài ra, một buổi livestream cũng không nên kéo dài quá lâu hoặc quá nhanh, lý tưởng nhất là trong khoảng 1 - 2 tiếng để không khiến khán giả cũng như người live mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Bạn có thể dành ra một vài phần quà tặng cho những khán giả may mắn nhất để kéo họ ở lại tới cuối buổi live.
2.5. Đánh giá lại buổi livestream
Việc đo lường hiệu quả vào cuối buổi live sẽ giúp người bán nhìn ra điểm tốt để duy trì, phát huy đồng thời điểm chưa tốt để có thể cải thiện vào những lần sau. Để đánh giá hiệu quả buổi live bán hàng, người bán nên dựa vào các thông số như lượng like, lượng tim, lượng share, lượng comment, số lượng đơn được bán, số lượng người xem… Để thực hiện công đoạn này, người bán có thể làm thủ công hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng.
3. Phân tích case livestream “bán hết sạch kho hàng” của Võ Hà Linh
Khi nhắc đến những trường hợp điển hình của cách livestream bán hàng hiệu quả, chúng ta không thể không nhắc đến phiên live của Võ Hà Linh. Với kết quả khoảng 300.000 người xem và bán hết sạch kho hàng của nhiều nhà máy, chắc chắn kỷ lục livestream của Hà Linh sẽ khó có thể bị xô đổ. Vậy Hà Linh đã làm thế nào để có thể đạt được thành tích này? Chúng ta có thể học hỏi và rút ra bài học gì gì từ sự thành công cả về mặt danh tiếng lẫn doanh thu ấy? Hãy cùng Hebela phân tích sâu hơn để nắm được cách livestream bán hàng hiệu quả nhé!
3.1. Học cách lựa chọn concept truyền thông
Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, trong phiên live kỷ lục ngày 4/4, việc Hà Linh cảm ơn nhà thuốc cùng các nhà phân phối có thể là chất liệu khiến báo chí tốn giấy mực và công chúng bàn tán sau buổi livestream. Đứng ở vai trò học hỏi, ta có thể rút ra một bài học rằng, kịch bản live nên cài cắm những chi tiết để công chúng có cái tiếp tục bàn tán ngay cả khi live đã kết thúc.
3.2. Học cách xây dựng và sử dụng uy tín
Để có thể sở hữu một buổi livestream kỷ lục với gần 300.000 nghìn người xem cùng lượng sản phẩm liên tục được bán ra, điều quan trọng hàng đầu chính là uy tín của người bán - và ở đây là của youtuber Võ Hà Linh. Lựa chọn xây dựng thương hiệu bằng những đánh giá chân thực, công tâm và khách quan, cô đã được người xem ưu ái trao cho danh hiệu “chiến thần review”, được cộng đồng mạng tin tưởng tìm đến mỗi khi muốn tham khảo các sản phẩm thực sự chất lượng và hiệu quả. Có thể nói, trong cộng đồng reviewer Việt Nam ít ai có thể xây dựng được uy tín và độ tin cậy lớn như Hà Linh, bằng chứng ở việc những clip review của cô đều đạt con số hàng triệu lượt xem. Chính trong phiên livestream của mình, cô cũng đã khẳng định mình đang bán dựa trên uy tín của chính bản thân, do đó mọi người có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng sản phẩm.
3.3. Học cách thấu hiểu insight khách hàng
Nắm rõ tâm lý và nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng chính là chiếc “chìa khóa” cuối cùng giúp Hà Linh đạt được những con số kỷ lục trong phiên livestream của mình. Cô hiểu rằng, phần lớn người xem của cô là người Việt Nam, đông đảo trong số họ sở hữu làn da nhiều dầu nhờn và dễ nổi mụn. Bên cạnh đó, họ cũng thường có tâm lý sợ mua phải hàng giả hàng nhái và muốn tìm được các sản phẩm hữu hiệu nhưng có giá thành phải chăng. Do đó, không chỉ trong video Youtube, Tik Tok mà cả trong những buổi phát sóng trực tiếp của mình, Hà Linh cũng biết cách để mang tới những sản phẩm đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí này.
Vậy là trên đây, Hebela đã giới thiệu tới các bạn một số cách livestream bán hàng hiệu quả, cũng như phân tích case livestream “bán hết sạch kho hàng” của Youtuber Võ Hà Linh. Chúng ta hãy cùng xác định rằng, livestream sẽ là kênh tiếp thị chính của tương lai và hiện tại nó đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, do đó chúng ta hãy cùng tăng tốc học tập và thoát ra khỏi vùng an toàn để có thể livestream. Đừng quên theo dõi blog của Hebela để đọc thêm nhiều bài viết về Marketing và kinh doanh online nhé!
Chia sẻ
Tin mới nhất
[2025] Cách đăng ký tài khoản TikTok Trung Quốc (Douyin) dễ nhất không cần xác thực danh tính số điện thoại Trung Quốc
DeepSeek AI là gì? Chi tiết các bước cách sử dụng DeepSeek online hiệu quả nhất cho người mới
Hướng dẫn cách tạo GPT tùy chỉnh (Create A Custom GPT) của riêng bạn từ ChatGPT dành cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn cách gắn thẻ sản phẩm kiếm tiền trên Facebook Reels
[2025] Danh sách 20+ việc làm thời vụ cuối năm uy tín, nhận lương trong ngày kiếm tiền tiêu Tết
[2025] Hướng dẫn chi tiết cách dùng Gamma AI viết kịch bản bán hàng
Học làm Affiliate nên học online hay offline để hiệu quả nhất? Có nên học khóa học 10X Affiliate?
TOP 6 công cụ AI chuyển văn bản và hình ảnh thành video dễ sử dụng nhất
Tại sao nên làm Affiliate? Tìm hiểu về 10X Affiliate
HOT!!!Tài liệu độc quyền dành cho học viên 10X Affiliate
Học lại 10X Affiliate - Cơ hội có 1 không 2
Tổng hợp 5 cách viết cấu trúc câu lệnh ChatGPT kèm ví dụ chuẩn từ A-Z
SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì? Cách tạo nhạc từ văn bản miễn phí bằng Suno AI không dính bản quyền
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì? Cách tạo logo từ văn bản bằng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
Bài viết yêu thích nhất
Mẹo chăm da cho mẹ bầu
Mẹo hay chăm tóc
KHUYẾN CÁO
Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog