Kết nối với Hebela
|
Dưỡng ẩm trước hay chống nắng trước? Đây là câu trả lời của chuyên gia

Dưỡng ẩm trước hay chống nắng trước? Đây là câu trả lời của chuyên gia

Chia sẻ

Với những bạn mới tìm hiểu về chăm sóc da thì có lẽ các bước trong chu trình vẫn là một điều tương đối mơ hồ, đặc biệt là thứ tự của 2 bước bôi kem dưỡng ẩm và bôi kem chống nắng. Bạn chưa rõ bôi cái nào trước, cái nào sau? Nếu nhầm lẫn thì có ảnh hưởng gì tới da không? Hãy để Hebela giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết

1. Quy trình chăm sóc da ban ngày cơ bản

Sau đây là chu trình chăm sóc da ban ngày cơ bản theo khuyến cáo từ bác sĩ da liễu:

  • Bước 1: Tẩy trang
  • Bước 2: Rửa mặt
  • Bước 3: Cân bằng da
  • Bước 4: Đặc trị
  • Bước 5: Khóa ẩm
  • Bước cuối cùng: Thoa kem chống nắng

Nếu muốn kết hợp với trang điểm thì thứ tự đúng sẽ là Dưỡng da -> Chống nắng -> Trang điểm

2. Kem dưỡng ẩm hoạt động như thế nào?

Kem dưỡng ẩm có thành phần chính là các chất dưỡng ẩm, cấp nước, nuôi dưỡng và tái tạo làn da từ sâu bên trong. Kem dưỡng ẩm có các công dụng chính như:

  • Khóa ẩm: Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cấp nước cho làn da và duy trì độ ẩm tự nhiên, đẩy lùi tình trạng da khô căng, mất nước, sần sùi.
  • Làm mềm da: Bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da trở nên mịn màng, cải thiện độ đàn hồi của da, cải thiện nếp nhăn từ đó làm chậm quá trình lão hóa.
  • Hút ẩm: Chất hút ẩm trong sản phẩm giúp “hút” phân tử nước ngoài môi trường và chuyển hóa thành hoạt chất cấp ẩm cho da.

Dưỡng ẩm trước hay chống nắng trước

Dù sở hữu nhiều thành phần, kết cấu khác nhau nhưng nhìn chung các sản phẩm dưỡng ẩm đều cấp nước, làm mềm và tái tạo làn da (Nguồn: Internet)

3. Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại kem chống nắng phổ biến nhất là KCN vật lý, KCN hóa học với những đặc điểm vô cùng khác nhau:

3.1 Kem chống nắng vật lý

Khái niệm: Đây là loại kem chống nắng vô cơ, thường sở hữu 2 thành phần Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Trong đó Titanium Dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên màu trắng trên da.

Cơ chế hoạt động: KCN vật lý tạo ra lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại các tia UV, ngăn không cho chúng xuyên qua da và khiến da ngày càng đen, sạm.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ làn da tối ưu khỏi tia UVA và UVB
  • Có thể ra ngoài ngay sau khi thoa
  • Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) 
  • Tạo thành lớp bảo vệ da bền vững trong thời gian dài

Nhược điểm: 

  • Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da và bít tắc lỗ chân lông dẫn tới đổ dầu, nổi mụn
  • Dễ bị trôi bởi nước và mồ hôi
  • KCN vật lý thường tạo một lớp finish màu trắng trên da, không tiệp với màu da và lớp makeup

3.2 Kem chống nắng hóa học

Khái niệm: Đây là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính gồm Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone,... mỗi thành phần có khả năng ngăn được một loại tia UVA và tia UVB.  KCN hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi.

Cơ chế hoạt động: KCN hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia UV thành các tia có năng lượng thấp hơn, an toàn hơn trước khi chúng làm tổn hại da. Các thành phần hóa học trong KCN sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn tia UVA và UVB.

Ưu điểm:

  • Kết cấu mỏng, nhẹ, không nhờn rít từ đó dễ thoa và hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông
  • Không để lại vệt trắng kém thẩm mỹ trên da và không làm da bị bóng dầu
  • KCN hóa học dễ tiệp với màu da tự nhiên và có thể sử dụng như lớp lót trang điểm
  • KCN hóa học có vô số loại có khả năng kháng nước, kháng mồ hôi tốt nên phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng

Nhược điểm:

  • Các thành phần hóa học trong sản phẩm có thể gây kích ứng da, đặc biệt với các làn da nhạy cảm
  • Có thể gây cay mắt
  • Có thể gây mụn với những làn da dầu
  • Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để sản phẩm phát huy tác dụng trước khi tiếp xúc với nắng

dưỡng ẩm trước hay chống nắng trước

KCN vật lý và KCN hóa học có vô số điểm khác biệt nên người dùng hãy cân nhắc tùy theo nhu cầu và tình trạng da (Nguồn: Internet)

4. Kết luận: Bôi kem chống nắng trước hay sau bước dưỡng ẩm?

Tóm lại: Câu trả lời cho câu hỏi “Thoa kem chống nắng trước hay kem dưỡng ẩm trước?” sẽ phụ thuộc vào loại kem chống nắng mà bạn đang sử dụng.

Đối với kem chống nắng hóa học: Dùng trước khi dưỡng ẩm

Như các bạn đã biết, KCN hóa học hoạt động theo cơ chế hấp thụ các tia UV từ mặt trời, sau đó chuyển đổi năng lượng thành nhiệt độ đến mức thấp nhất và cuối cùng là giải phóng đi. Để có thể hoạt động hiệu quả, các phân tử hóa học trong kem chống nắng cần thẩm thấu sâu vào da, tạo nên một lớp màng bảo vệ. Trong khi đó, da bạn cũng đồng thời hấp thụ các thành phần hóa học này để có thể “hóa giải” các tia UV độc hại đến từ ánh nắng mặt trời. Đó là lý do khi bạn dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm sẽ đóng vai trò như một bức tường giữa da và KCN hóa học, ngăn KCN hóa học không thể thẩm thấu hoàn toàn vào da từ đó làm yếu đi lớp màng bảo vệ da.

Bởi lẽ đó, thứ tự dùng kem chống nắng hóa học đúng là hãy dùng kem chống nắng trước, đợi vài phút sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Đây là cách tốt nhất để làn da vừa được bảo vệ khỏi các tia cực tím vừa được dưỡng ẩm đầy đủ.

Đối với kem chống nắng vật lý: Dùng sau khi dưỡng ẩm 

KCN vật lý sở hữu ưu điểm nhẹ dịu, phù hợp với mọi làn da và có tác dụng ngay sau khi bôi. Dạng kem chống nắng sẽ “nằm” trên da và phản xạ lại các tia UV.

Bởi lẽ đó, KCN vật lý sẽ cần được bôi cuối cùng trên bề mặt da, sau tất cả các bước dưỡng da khác để có thể làm tốt vai trò phản xạ của mình.

Không chỉ vậy, một số loại kem chống nắng và mỹ phẩm còn chứa các hóa chất tác động xấu tới da; do vậy thoa kem dưỡng ẩm trước khi chống nắng sẽ giúp giảm thiểu tác động của các hóa chất có hại lên da.

Ngoài ra, với một số loại kem chống nắng khá khô thì việc bôi lên da sau lớp kem dưỡng ẩm sẽ khiến da không có đủ nước từ đó xuất hiện tình trạng khô ráp, sần sùi thậm chí là cả những vệt kem chống nắng loang lổ trên da.

Chúng ta có thể hình dung rằng kem chống nắng vật lý đóng vai trò như một cánh cửa, giúp cho dưỡng chất (của quá trình chăm sóc da) không thể “thoát ra” và “kẻ xấu” bên ngoài (tác nhân độc hại của môi trường) không thể xâm nhập.

5. Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng

  • Không trộn 2 sản phẩm này với nhau vì có thể gây bết dính và không phát huy công dụng.
  • Cần sử dụng cả kem chống nắng và kem dưỡng ẩm, không thể thiếu 1 trong 2. Ngay cả kem dưỡng có chỉ số chống nắng vẫn chưa “đủ đô”.
  • Giữa bước dưỡng ẩm và chống nắng, hãy đợi vài phút để từng sản phẩm có thời gian thẩm thấu vào da và phát huy công dụng.
  • Cần thoa lại kem chống nắng vì không chỉ tia UV mà ánh đèn, ánh sáng xanh từ laptop, điện thoại đều là những “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình lão hóa, sạm nám của da.
  • Nếu muốn apply lại kem chống nắng nhưng không muốn tẩy trang thì kem chống nắng dạng xịt chính là sản phẩm phù hợp. Hãy nhớ xịt kỹ hơn thường lệ vì sản phẩm dạng này không bảo vệ tốt như dạng truyền thống.

Cuối cùng, hãy chọn mua kem dưỡng ẩm, kem chống nắng ở những cửa hàng, cơ sở mỹ phẩm uy tín. Trong đó, Hebela là một địa chỉ uy tín giúp người tiêu dùng sở hữu sản phẩm cực kỳ chất lượng với giá thành hợp lý nhất. Hebela luôn đảm bảo sản phẩm được bán ra là sản phẩm mới và cam kết 100% chính hãng, đều có mã vạch để truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đúng tiêu chuẩn phân phối. Trong trường hợp phát triển hàng giả hàng nhái, Hebela xin hoàn tiền 300%.

Vậy là qua bài viết trên, Hebela đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi “Dùng kem dưỡng ẩm trước hay kem chống nắng trước?”. Hy vọng những kiến thức trên đã hữu ích trên hành trình có được làn da mong muốn của chị em. Các bạn có thể truy cập Hebela.com để đặt mua sản phẩm chính hãng hoặc biết thêm nhiều kiến thức hơn về thế giới sức khỏe, làm đẹp nhé!

Chia sẻ

KHUYẾN CÁO

Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog