Chia sẻ
Nếu là một người làm truyền thông hoặc kinh doanh online, chắc hẳn bạn đã từng nghe về một hoạt động mang tên “chạy quảng cáo”. Bên cạnh chạy quảng cáo trên Facebook, có một phương thức khác cũng đóng góp rất nhiều hiệu quả trong hoạt động Marketing đó chính là chạy quảng cáo trên Google, hay còn gọi là Google AdWords. Vậy cụ thể, Google AdWords mang lại những lợi ích gì và đâu là cách triển khai tuần tự? Nếu bạn quan tâm tới chủ đề này, hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Hebela nhé!
1. Google AdWords: Khái niệm và tác dụng trong kinh doanh
1.1. Định nghĩa
Google AdWords (có tên khác là Google Ads) là một dịch vụ thương mại của Google được phát hành lần đầu tiên vào 23/10/2000.
AdWords là từ viết tắt của cụm “Advertisement Keywords”, nghĩa là quảng cáo từ khóa; do đó Google AdWords là dịch vụ cung cấp thứ hạng tìm kiếm, vị trí hiển thị ưu tiên cho các cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình.
Cụ thể, nhờ Google Ads, nhà quảng cáo hoặc người làm kinh doanh có thể quyết định nơi mà quảng cáo của họ xuất hiện, theo ngân sách mà họ muốn và có khả năng đo lường hiệu quả của quảng cáo đó.
Để sử dụng Google AdWords, người dùng phải đăng ký một tài khoản Google và trả phí theo tháng.
Từ lâu, Google đã nổi tiếng khi là công cụ số 1 thế giới khi có hàng tỉ lượt tìm kiếm của hàng triệu người dùng mỗi ngày. Ở nước ta, hơn 90% người dùng Internet sử dụng Google và khoảng 71% trong số đó có thói quen tra cứu thông tin tại đây trước khi quyết định làm điều gì.
Không chỉ vậy, hầu hết chúng ta có tâm lý click vào thông tin hiển thị ở những vị trí đầu, do vậy việc Google AdWords hỗ trợ các cá nhân/doanh nghiệp có quảng cáo xuất hiện ở thứ hạng cao hơn sẽ đem lại vô vàn lợi ích.
1.2. 5 lợi ích của việc sử dụng Google Ads trong kinh doanh
Tiếp cận đúng người, đúng thời điểm
Khi sử dụng Google AdWords, quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ sẽ được hiển thị cho chính những người đang tìm kiếm về chúng ở công cụ tìm kiếm hoặc ở website bất kỳ mà họ truy cập.
Tối ưu hóa ngân sách
Với khả năng nhắm đúng nhóm khách hàng mục tiêu như trên, quảng cáo Google giúp nhà kinh doanh nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và sở hữu doanh số lớn hơn.
Tiếp đó, với phương thức đặt giá thầu CPC (Cost Per Click - giá mỗi lần nhấp chuột), người làm kinh doanh sẽ chỉ bị tính phí khi có người nhấp vào quảng cáo, thay vì phải chi trả cho việc quảng cáo xuất hiện. Bên cạnh đó, họ còn có thể quyết định mức chi phí bỏ ra và kiểm soát chi tiêu một cách dễ dàng, không sợ bị tính nhiều hơn ngân sách.
Kiểm soát tốt chiến dịch
Google Ads hỗ trợ người làm kinh doanh tùy ý thay đổi nội dung quảng cáo - ngôn ngữ - thị trường, bổ sung từ khóa, điều chỉnh đối tượng quảng cáo,... từ đó họ có thể giảm chi phí và tăng độ hiệu quả.
Đặc biệt, sự khác biệt to lớn giữa dịch vụ quảng cáo của Google với những hình thức quảng cáo truyền thông là khả năng đo lường chính xác và cập nhật liên tục. Cụ thể, Google cung cấp tới hơn 50 loại báo cáo chứa đầy đủ thông số, từ tổng thể chiến dịch đến chi tiết hiệu quả của từng nhóm quảng cáo, từ khóa, khu vực, thời điểm,… giúp người làm kinh doanh dễ dàng theo dõi và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết.
Ví dụ, với chiến dịch quảng cáo có mục tiêu bán hàng, nhà quảng cáo sẽ kiểm soát các chỉ số như:
- Số lượt mua hàng
- Chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi
- Tỷ lệ chuyển đổi
- …
Đa dạng các kênh tiếp cận
Không chỉ trên Google, các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads còn có thể tiếp cận những website không phải công cụ tìm kiếm nhưng vẫn trực thuộc mạng lưới quảng cáo của Google, gồm có YouTube, Gmail, các trang báo lớn,…
Vượt mặt đối thủ cạnh tranh
Nếu so sánh với những hình thức tiếp thị truyền thống, có tính chất ổn định, quảng cáo Google sở hữu tốc độ hiển thị vượt trội và mang lại kết quả gần như ngay lập tức, chỉ vài phút sau khi chiến dịch được kích hoạt. Khi đó, người làm kinh doanh có thể rút ngắn quãng đường và vượt mặt rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong công cuộc chinh phục khách hàng.
Phục vụ cho Remarketing
Google Ads cho phép người dùng thu thập cookie khách hàng, từ đó phục vụ cho việc làm Remarketing. Cookie có thể lưu các chế độ cài đặt của người truy cập, đôi khi có thể được dùng để theo dõi cách người dùng tương tác với website.
2. Các khái niệm cơ bản trong Google AdWords 2023
Google Ads đang ngày càng trở thành một mảnh đất màu mỡ, rất nhiều nhà quảng cáo đã gia nhập sân chơi này khi nhận thấy được tiềm năng của nó. Nếu không muốn bị bỏ lại trên “đường đua” quảng cáo trực tuyến, bạn hãy “bỏ túi” ngay những thuật ngữ cùng ý nghĩa của chúng trong một chiến dịch chạy quảng cáo Google dưới đây:
- CPC (Cost-per-click): Chi phí trên 1 lượt nhấp, là giá tiền mà người làm kinh doanh trả cho 1 lượt nhấp vào quảng cáo.
- CPM (Cost-per-mille): Chi phí trên 1000 lượt hiển thị, là giá tiền mà người làm kinh doanh trả cho 1000 lượt hiển thị của quảng cáo.
- CTR (Click-through-rate): Tỷ lệ nhấp, là số lượt nhấp mà quảng cáo nhận được so với số lần mà nó hiển thị.
- Quality Score: Điểm chất lượng, là một ước tính về mức độ hiệu quả của quảng cáo, từ khóa và trang web của sản phẩm/dịch vụ. Điểm chất lượng càng cao đồng nghĩa với việc quảng cáo càng hiệu quả, thể hiện ở chỗ có giá thấp hơn và vị trí xuất hiện cao hơn.
3. 7 hình thức chạy quảng cáo Google phổ biến nhất hiện nay
Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu cũng như mục đích muốn đạt được mà người làm kinh doanh có thể thiết lập quảng cáo Google theo nhiều hình thức khác nhau:
3.1. Google Search
Đây là dạng quảng cáo xuất hiện tại trang kết quả tìm kiếm của Google khi công chúng nhập một từ khóa - cũng là loại quảng cáo quen thuộc nhất với người dùng Internet. Bạn có thể nhận diện dạng quảng cáo này nhờ ký hiệu “Quảng cáo” hoặc “Ads” màu đen bên cạnh đường liên kết.
Ngoài ra bạn cũng có thể thấy, Google Search không chỉ hiển thị kết quả quảng cáo dạng văn bản mà còn có quảng cáo mua sắm ở bên tay phải màn hình.
- Vị trí: Trang kết quả tìm kiếm
- Loại quảng cáo: Dạng văn bản
3.2. Google Shopping
Khác với Google Search, Google Shopping giúp bài quảng cáo được hiển thị theo cách trực quan hơn khi cung cấp cả những thông tin về hình ảnh thực tế, giá bán, nhà phân phối,...
Bên cạnh hiển thị tại trang kết quả tìm kiếm như ảnh trên, hình thức chạy quảng cáo Google Shopping còn xuất hiện ở trang “Mua sắm” và một số nơi khác.
- Vị trí: Trang kết quả tìm kiếm, thẻ Mua sắm trên trang kết quả tìm kiếm, website, hộp thư đến trong Gmail
- Loại quảng cáo: Trang thông tin sản phẩm
3.3. Google Display Network
Đây là dạng quảng cáo giúp người làm kinh doanh tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của mình trên hệ thống 3 triệu website toàn thế giới.
Ví dụ về quảng cáo hiển thị ở website hoặc video YouTube (Nguồn: Internet)
- Vị trí: Website, trang kết quả tìm kiếm, hộp thư đến trong Gmail
- Loại quảng cáo: Dạng hình ảnh
3.4. Quảng cáo video YouTube
Với hình thức này, nhà quảng cáo có thể tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của mình tại vô số vị trí trên YouTube như trước - trong - sau một video, ở kết quả tìm kiếm,...
- Vị trí: YouTube
- Loại quảng cáo: Dạng video
3.5. Discovery
Chiến dịch Discovery hay quảng cáo khám phá hướng tới chính xác nhóm đối tượng tiềm năng và tối ưu hóa để quảng cáo được xuất hiện đồng thời tại YouTube, Gmail và Discovery feed.
- Vị trí: Nguồn cấp dữ liệu trên trang chủ YouTube và phần "Xem gì tiếp theo", hộp thư đến trong Gmail và Khám phá
- Loại quảng cáo: Dạng băng chuyền nhiều hình ảnh
3.6. Performance Max Campaign
Đây là loại hình quảng cáo sở hữu các tính năng vượt trội như:
- Kết hợp 6 trong 1 các loại hình quảng cáo chính của Google: Tìm kiếm, Mua sắm, Hiển Thị, YouTube, Khám phá, Địa phương.
- Phân phối trên tất cả khoảng không quảng cáo của Google.
- Chỉ yêu cầu nội dung (gồm văn bản, hình ảnh, video,...), sau đó sẽ tự động tạo mẫu quảng cáo và phân phối để đạt mục đích đề ra.
- Vị trí: Trang kết quả tìm kiếm, website, YouTube, Nguồn cấp dữ liệu trên trang chủ YouTube và "Video nên xem tiếp theo", thẻ Mua sắm trên trang kết quả tìm kiếm, hộp thư đến trong Gmail và Khám phá
- Loại quảng cáo: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng video, dạng băng chuyền nhiều hình ảnh và trên trang thông tin sản phẩm
Ngoài ra còn có:
3.7. Địa phương
- Vị trí: Google Maps, website và YouTube
- Loại quảng cáo: Dạng văn bản và dạng hình ảnh
4. Quy trình thiết lập một chiến dịch quảng cáo trên Google AdWords
Trong khuôn khổ bài viết này, Hebela sẽ hướng dẫn các bạn quy trình để tự tạo một chiến dịch Google Search - loại hình quảng cáo được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
4.1. Bước 1: Chuẩn bị
Để bắt đầu chạy quảng cáo trên Google, người làm kinh doanh cần chuẩn bị:
- 1 tài khoản Gmail đang hoạt động, khai báo thông tin trên 18 tuổi
- 1 trang web hoặc landing page không vi phạm luật pháp Việt Nam và chính sách của Google
- Thẻ Visa/Master có chức năng thanh toán quốc tế hoặc ví Momo
4.2. Bước 2: Đăng ký tài khoản Google Ads
Trước tiên, nhà quảng cáo hãy truy cập https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/, sau đó chọn “Đăng nhập” vào tài khoản Gmail chưa chạy quảng cáo bao giờ, cuối cùng chọn “Tạo tài khoản Google Ads mới”.
4.3. Bước 3: Tạo chiến dịch mới
Ở bước này, người làm kinh doanh cần điền tên doanh nghiệp và trang web vào những ô tương ứng.
Tiếp đó, Google sẽ quét trang và tìm hiểu thông tin doanh nghiệp; sau cùng trả về hình ảnh hiển thị của trang web trên máy tính, điện thoại.
4.4. Bước 4: Xác định mục tiêu chạy quảng cáo
Mục tiêu quyết định phương tiện, nếu xác định được rõ ràng mục tiêu quảng cáo ngay từ đầu, người làm kinh doanh cũng sẽ hình dung ra được các phương thức để đạt được nó, đồng thời đo lường hiệu quả ở giai đoạn cuối cùng.
Khi đã nắm rõ được mục tiêu là tăng lượt tiếp cận, tăng lượt bấm vào trang đích, tăng lượt đăng ký, tăng lượt xem video hay tăng lượt mua hàng,... Google sẽ điều chỉnh quảng cáo dựa trên các kết quả mà nhà kinh doanh mong muốn.
4.5. Bước 5: Lựa chọn từ khóa chạy phù hợp
Phù hợp ở đây là phù hợp với mục tiêu, chi phí có thể bỏ ra, đối tượng khách hàng và nội dung của trang đích.
Ví dụ: Bạn kinh doanh lĩnh vực thời trang, chắc chắn nhóm đối tượng công chúng sẽ vô cùng đa dạng và số lượng từ khóa cũng không nhỏ.
Vậy khi đó, bạn sẽ chạy một chiến dịch quảng cáo bao gồm tất cả từ khóa như “túi xách”, “túi xách nam”, “túi xách nữ”,... với cùng một website abc.com/tui-xach; hay chia nhỏ theo từng chủ đề như túi xách nam - trang đích: abc.com/tui-xach-nam, túi xách nữ - trang đích: abc.com/tui-xach-nu, túi xách thương hiệu A - trang đích: abc.com/tui-xach-A,...?
Có thể thấy, cách chạy quảng cáo thứ hai sẽ đúng với nhu cầu và sát với hành vi của khách hàng hơn, qua đó dẫn đến chuyển đổi tốt hơn.
Các loại từ khóa Google AdWords:
- Từ khóa đối sánh chính xác:
Quảng cáo được hiển thị khi người dùng Internet nhập chính xác từ khóa.
Ví dụ: Nếu từ khóa đối sánh chính xác bạn chọn là [Túi xách]; khách hàng tìm kiếm “túi xách giá rẻ”, “túi xách đẹp”, “túi xách da”,... sẽ không tiếp cận được với quảng cáo của bạn.
Đây là dạng từ khóa giúp nhà kinh doanh nhắm mục tiêu với tỷ lệ chính xác gần như tuyệt đối.
- Từ khóa đối sánh cụm từ:
Quảng cáo được hiển thị khi người dùng Internet nhập cụm từ khớp với một phần từ khóa đã chọn hoặc các biến thể gần đúng của cụm từ đó (bao gồm các từ bổ sung trước hoặc sau).
Ví dụ: Nếu từ khóa cụm từ bạn chọn là “Túi xách”; khách hàng tìm kiếm “túi xách giá rẻ”, “túi xách sinh viên”, “shop bán túi xách”,... sẽ tiếp cận được với quảng cáo của bạn.
Đây là dạng từ khóa được sử dụng phổ biến nhất khi có thể giúp người làm quảng cáo tiếp cận nhiều khách hàng, trong khi vẫn nhắm được chính xác mục tiêu cụ thể, tránh hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ không liên quan.
- Từ khóa đối sánh rộng:
Quảng cáo được hiển thị khi người dùng Internet nhập cụm từ có chứa một phần của từ khóa, từ đồng nghĩa, từ có liên quan cùng các biến thể khác của từ khóa; đồng nghĩa với việc có tỷ lệ hiển thị và click cao nhất.
Ví dụ: Nếu từ khóa đối sánh rộng bạn chọn là “túi xách”; khách hàng tìm kiếm “túi đeo chéo”, “túi thời trang”, “túi da bò”, “túi nữ”,... sẽ tiếp cận được với quảng cáo của bạn.
- Từ khóa phủ định:
Từ khóa phủ định cho phép người làm quảng cáo loại trừ những cụm từ tìm kiếm không liên quan, tập trung hoàn toàn vào từ khóa mà khách hàng đang có nhu cầu.
Khi chọn dạng từ khóa phủ định cho chiến dịch Google Search, hãy tìm những cụm từ tương tự từ khóa của bạn nhưng lại hiển thị ra một sản phẩm/dịch vụ khác không liên quan.
Ví dụ: Bạn bán kính và từ khóa bạn chọn là “kính mắt”, “kính cận”, “kính thời trang”, “kính râm”,... khi đó từ khóa phủ định sẽ là “đường kính”, “ống kính”, “kính thiên văn”,...
Nếu dùng công cụ Keyword Planner của Google, bạn sẽ có thể nhận thấy rằng mỗi từ khóa lại có một giá thầu khác nhau. Có những từ khóa có giá 50.000VNĐ/click, nhưng lại có những từ khóa chỉ 100VNĐ/click. Do vậy, việc chủ động điền từ khóa và đặt giá sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
4.6. Bước 6: Viết bài quảng cáo
Tại phần này, Google sẽ yêu cầu người chạy quảng cáo nhập nội dung theo hướng dẫn. Với mẫu quảng cáo Google Search, bạn có thể nhập tối đa 15 tiêu đề và 4 nội dung mô tả.
Đặc biệt, hãy nhớ đặt cụm từ khóa chính trong tiêu đề và mô tả, viết đủ ý và nhấn mạnh vào các điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để hấp dẫn khách hàng.
4.7. Bước 7: Chọn vị trí quảng cáo hiển thị
Quảng cáo hiển thị toàn cầu, trên cả nước hay chỉ ở một khu vực nhất định cần được nhà kinh doanh quyết định để Google phân phối quảng cáo đó tới những mục tiêu phù hợp.
Có 2 lựa chọn cho nhà quảng cáo cài đặt:
- Thiết lập vị trí địa lý theo bán kính
- Thiết lập vị trí địa lý theo tùy chỉnh: Phù hợp với những cá nhân/tổ chức cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở một số nơi khác nhau hoặc có cửa hàng, cơ sở sản xuất cách xa nhau,...
Ví dụ: Nếu kinh doanh tại TP.HCM, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và bán cho nhóm khách hàng tại TP.HCM, đồng thời ship cho các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,…. Khi chạy quảng cáo Google lúc này, bạn nên giới hạn tại những khu vực như trên, không nên tốn chi phí để chạy quảng cáo tới những địa phương khó có khả năng phục vụ.
Lưu ý: Hãy chọn cả tiếng Việt và tiếng Anh ở phần tùy chọn ngôn ngữ, bởi dù phạm vi quảng cáo chỉ ở Việt Nam nhưng Google có một số phiên bản trình duyệt cài đặt ngôn ngữ tìm kiếm bằng tiếng Anh.
4.8. Bước 8: Đặt hạn mức ngân sách và thiết lập thông tin thanh toán
Như đã đề cập, người làm kinh doanh sẽ không bao giờ gặp phải tình trạng chi tiêu vượt quá hạn mức, do có thể tự quyết định ngân sách hàng tháng hoặc tạm dừng chiến dịch bất kỳ lúc nào. Google Ads không yêu cầu nhà quảng cáo phải cam kết và hoặc có mức chi tiêu tối thiểu nào đó.
Chưa hết, Google Ads còn có thể dựa trên đặc điểm của các doanh nghiệp có nét tương đồng với doanh nghiệp đang chạy để đề xuất mức ngân sách phù hợp đi kèm các kết quả ước tính.
Sau đó, bạn hãy nhập thông tin quốc gia, múi giờ, mã giảm giá (nếu có), thông tin thanh toán của tổ chức/cá nhân, cách thanh toán, thông tin thẻ thanh toán (visa/mastercard/ví Momo), xem lại toàn bộ cài đặt của chiến dịch và nhấn nút “Gửi”.
4.9. Bước 9: Theo dõi và tối ưu kết quả quảng cáo
Khi theo dõi quảng cáo Google, người làm kinh doanh có thể:
- Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản
- Đo lường chuyển đổi thông qua Google Analytics
7 cách đơn giản để tối ưu quảng cáo là:
- Điều chỉnh giá
- Dừng chạy các từ khóa không hiệu quả
- Tái phân bổ ngân sách
- Lên lịch quảng cáo theo khung giờ
- Cài đặt ưu tiên thiết bị
- Cài đặt ưu tiên khu vực
- Tắt/Thay mẫu quảng cáo
5. 4 sai lầm thường gặp khi chạy Google AdWords và cách khắc phục
5.1. Cho rằng cứ chạy quảng cáo Google là có thể ra đơn hàng luôn
Có thể nói, quan niệm sẽ có đơn ngay sau khi chạy Google Ads là hoàn toàn sai lầm, bởi đây chỉ là công cụ có nhiệm vụ phân phối quảng cáo tới những người có nhu cầu, còn việc khách hàng có bị thuyết phục mua hàng hay không còn dựa vào chất lượng thực tế của sản phẩm/dịch vụ cùng vô số yếu tố khác như nội dung tiếp thị, giá cả, chế độ hậu mãi,...
Khi tất cả các yếu tố trên đều được thực hiện một cách bài bản và chỉn chu, việc ra đơn sẽ là điều chắc chắn.
5.2. Không thường xuyên tối ưu quảng cáo
Một chiến dịch quảng cáo khi bước vào giai đoạn vận hành sẽ có nhiều kết quả, có thể hiệu quả vào thời điểm này nhưng lại không hiệu quả trong thời gian khác; do đó việc thường xuyên kiểm tra và tối ưu là vô cùng cần thiết. Người làm quảng cáo cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp,... từ đó chỉnh sửa tiêu đề quảng cáo, nội dung quảng cáo nhằm thu hút khách hàng hơn.
5.3. Chọn sai từ khóa
Quy trình xây dựng và chọn từ khóa để chạy quảng cáo Google là vô cùng quan trọng, bởi nó là yếu tố quyết định xem quảng cáo có xuất hiện với đúng đối tượng hay không, có thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ hay không, đồng thời hạn chế lãng phí tiền với những từ khóa không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà người bán cung cấp.
5.4. Không chăm chút cho chất lượng trang đích hoặc không có trang đích cụ thể
Trang đích là trang web nơi mà khách hàng sẽ đến sau khi nhấp vào quảng cáo. Không có trang đích cụ thể hoặc trang đích không chất lượng cũng là những sai lầm đáng tiếc mà người làm kinh doanh thường mắc phải, dẫn đến tình trạng tỷ lệ chuyển đổi không cao.
Một trang đích nghèo nàn có thể khiến mọi nỗ lực chạy quảng cáo Google hấp dẫn và hiệu quả trở nên vô nghĩa.
Do vậy, việc chăm chút và tối ưu trang đích là vô cùng cần thiết khi có thể biến những người truy cập vì tò mò trở thành khách mua hàng thực sự.
6. Nên chạy quảng cáo Google hay chạy quảng cáo Facebook?
Khi đề cập đến quảng cáo trực tuyến, chắc chắn hai cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả chính là Facebook Ads và Google Ads. Nhiều người muốn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng hình thức để từ đó chọn được cái tên phù hợp. Dưới đây chính là điểm khác biệt:
Tiêu chí | Google Ads | Facebook Ads |
Hình thức |
Bị động Khi người dùng có nhu cầu và thực hiện hành vi tìm kiếm thì quảng cáo mới xuất hiện |
Chủ động
|
Cách vận hành | Trả về những kết quả tìm kiếm liên quan tới truy vấn của người dùng -> giải quyết nhu cầu của họ | Đưa quảng cáo tới nhóm đối tượng dựa trên hành vi, nhân khẩu học,... của họ |
Thời gian đem lại hiệu quả | Giúp tìm kiếm khách hàng mới ngay lập tức, mang lại lợi nhuận nhanh chóng | Giúp khách hàng mới dễ dàng tìm thấy và hiểu hơn về doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận theo hướng lâu dài |
Ai nên sử dụng? | Doanh nghiệp mới, muốn tập trung vào gia tăng doanh số | Doanh nghiệp muốn gia tăng độ phủ thương hiệu, nuôi dưỡng khách hàng trung thành |
Yếu tố quan trọng |
|
|
Ngân sách | Tầm trung | Tầm cao |
7. Những câu hỏi thường gặp về Google AdWords
7.1. Chi phí sử dụng là bao nhiêu?
Trả lời: Chi phí chạy quảng cáo Google không có một con số cố định mà phụ thuộc vào cài đặt ngân sách của từng người thiết lập. Do đó, người chạy quảng cáo có thể hoàn toàn kiểm soát chi phí của mình, không còn nỗi lo phí phạm mà chỉ bị tính phí khi người dùng tương tác với quảng cáo, ví dụ như click vào nó.
7.2. Google AdWords có phù hợp với nhà quảng cáo không có nhiều thời gian không?
Trả lời: Google khuyên nhà quảng cáo nên dành ít nhất 30 phút/tuần để xem xét kết quả chạy quảng cáo của mình, đồng thời điều chỉnh và tối ưu nó nếu cần thiết. Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể quản lý các chiến dịch và nhận các đề xuất cải thiện ngay trên điện thoại thông minh, qua ứng dụng Google Ads trên iOS và Android.
7.3. Đâu là cách chạy Google AdWords miễn phí?
Trả lời: Tuy là một hình thức tiếp thị trả phí nhưng vẫn có một số cách chạy Google AdWords giúp nhà kinh doanh tiết kiệm chi phí, thậm chí không mất đồng nào:
Cách 1:
Đưa số điện thoại vào ngay trong tiêu đề, phần mô tả hoặc phần thông tin mở rộng của quảng cáo để khi đó, khách hàng cảm thấy bị thuyết phục bởi ưu đãi sẽ gọi điện luôn, không click vào quảng cáo, qua đó không khiến nhà quảng cáo phải trả phí.
Cách 2:
Google rất thích đưa nội dung hữu ích, mang lại giá trị tới người dùng. Nếu thuộc một nhóm từ thiện hoặc tổ chức phi lợi nhuận, bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của Google và làm các thủ tục xác minh để có thể được tặng tiền chạy quảng cáo miễn phí.
Cách 3:
Hợp tác với bên thứ 3 để được nhận tiền chạy quảng cáo Google miễn phí. Google có rất nhiều đối tác, do đó nếu người làm kinh doanh hợp tác với những đối tác này thì có khả năng nhận được những voucher miễn phí từ bên thứ ba rất cao.
7.4. Google Ads có nhược điểm gì không?
Trả lời: Có, đó chính là tính cạnh tranh cao. Cụ thể, trong 7 vị trí quảng cáo ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm, 4 vị trí đầu là nơi có lượng click cao hơn. Để có thể xuất hiện ở 1 trong số 4 vị trí “khiêm tốn” này, nhiều nhà quảng cáo đã chọn cách đẩy chi phí lên cao thay vì đầu tư vào nội dung tiếp thị.
Bên cạnh đó, tình trạng chơi xấu cũng có thể xảy ra khi đối thủ click vào quảng cáo của bạn dẫn đến việc ngân sách hết và không thể để quảng cáo tiếp tục hiển thị.
Vậy là qua bài viết trên, Hebela đã mang tới cho bạn một cái nhìn tổng quan về Google AdWords - hình thức chạy quảng cáo trên Google cùng vô số khía cạnh như những lợi ích khi sử dụng, 7 hình thức chạy phổ biến hay quy trình thiết lập một chiến dịch cơ bản,... Hy vọng bài viết trên đã hữu ích với những bạn chưa biết tới khái niệm Google AdWords hoặc đã từng nghe qua nhưng chưa hiểu rõ. Hãy truy cập blog của Hebela để đọc thêm nhiều hơn nữa các bài viết về Marketing và Kinh doanh online nhé!
Chia sẻ
Tin mới nhất
Hướng dẫn cách gắn thẻ sản phẩm kiếm tiền trên Facebook Reels
[2025] Top 20+ công việc làm thời vụ cuối năm uy tín, nhận lương trong ngày cho freelancer
[2025] Hướng dẫn chi tiết cách dùng Gamma AI viết kịch bản bán hàng
Học làm Affiliate nên học online hay offline để hiệu quả nhất? Có nên học khóa học 10X Affiliate?
TOP 6 công cụ AI chuyển văn bản và hình ảnh thành video dễ sử dụng nhất
Tại sao nên làm Affiliate? Tìm hiểu về 10X Affiliate
HOT!!!Tài liệu độc quyền dành cho học viên 10X Affiliate
Học lại 10X Affiliate - Cơ hội có 1 không 2
Tổng hợp 5 cách viết cấu trúc câu lệnh ChatGPT kèm ví dụ chuẩn từ A-Z
SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì? Cách tạo nhạc từ Suno AI miễn phí không dính bản quyền
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì? Cách tạo logo từ văn bản bằng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
[Cập nhật 2024] Bí quyết giúp video Facebook Reels lên xu hướng
Tổng quan nền tảng Facebook Reels: Tính năng, cách sử dụng và những ưu điểm khi so với đối thủ
[2024] Tổng quan về sản xuất nội dung bán hàng: Doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể áp dụng
Bài viết yêu thích nhất
Mẹo chăm da cho mẹ bầu
Mẹo hay chăm tóc
KHUYẾN CÁO
Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog