Kết nối với Hebela
|
So sánh chi tiết kem chống nắng vật lý và hóa học

So sánh chi tiết kem chống nắng vật lý và hóa học

Chia sẻ

Kem chống nắng đã trở thành một sản phẩm quen thuộc trong túi xách của nhiều người; tuy nhiên trên thực tế, mỗi sản phẩm lại được dành riêng cho một đối tượng cụ thể chứ không thể hiệu quả với mọi người dùng. Trên thị trường, người dùng có thể chia làm 2 loại chính là kem chống nắng vật lý và hóa học. Bạn có biết sự khác nhau và đối tượng phù hợp của từng loại? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hebela nhé. 

Nội dung bài viết

1. Phân biệt hai dòng kem chống nắng vật lý và hóa học

Thành phần

Kem chống nắng vật lý: Gồm hai thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide

Kem chống nắng hóa học: Bao gồm một số chất hữu cơ như: Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone,…

Cơ chế hoạt động

Kem chống nắng vật lý: Đóng vai trò như một lớp vỏ bọc bảo vệ da, giúp ngăn chặn và chống lại các tia UV, không để chúng đi xuyên qua da. Lớp kem nằm lại trên bề mặt chứ không thấm vào da.

Kem chống nắng hóa học: Kem chống nắng hoá học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da bằng cách hấp thu rồi phân huỷ các tia UV trước khi chúng có thể gây tổn hại đến da.

Ưu điểm

Kem chống nắng vật lý

  • Hiệu quả tức thì ngay sau khi thoa trên da mà không cần chờ đợi một khoảng thời gian như kem chống nắng hóa học
  • Giảm gây kích ứng trên da, thường phù hợp với làn da nhạy cảm
  • Lớp kem chống nắng duy trì độ bền vững trong thời gian dài

Kem chống nắng hóa học

  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, mịn và nhẹ hơn kem chống nắng vật lý nên hạn chế nhờn rít và bít tắc lỗ chân lông trên da
  • Thấm nhanh vào da, không để lại vệt trắng và không gây bóng dầu
  • Chất kem dễ tán và có thể sử dụng thay lớp kem lót trang điểm

Nhược điểm

Kem chống nắng vật lý

  • Dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới nổi mụn, đổ dầu, gây tối và sạm da 
  • Dễ trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi, không phù hợp với các hoạt động ngoài trời, hoạt động gây tiết mồ hôi,... 
  • Chất kem dễ tạo một lớp finish màu trắng trên da và khó tiệp màu với lớp kem nền trang điểm

Kem chống nắng hóa học

  • Thành phần dễ gây kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm
  • Kém bền vững, đòi hỏi người dùng phải bôi lại sau 2 tiếng
  • Phải chờ 15-20 phút sau khi thoa để kem thấm vào da và phát huy tác dụng 
  • Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học rất dễ bị nổi mụn

Ví dụ về kem chống nắng vật lý: The SAEM Eco Earth Power Pink

Sản phẩm chống nắng màu hồng của thương hiệu The Saem là kem chống nắng vật lý vì có chứa hai thành phần đặc trưng là Titanium Dioxide và Zinc Oxide, đi cùng với nhiều chiết xuất lành tính khác. Ngoài tác dụng chống nắng, kem chống nắng nhà The Saem còn có khả năng nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.

Kem chống nắng vật lý màu hồng The SAEM Eco Earth Power Pink

Kem chống nắng vật lý màu hồng The SAEM Eco Earth Power Pink (Nguồn: Internet)

Thành phần chính

Zinc Oxide, Titanium Dioxide: giúp tăng khả năng chống nắng và bảo vệ da trước tác động của các tia cực tím.

Centella Asiatica Extract (chiết xuất rau má): giúp cấp ẩm, làm dịu và phục hồi da sau tổn thương; bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Houttuynia Cordata Extract (chiết xuất rau diếp cá): có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt; cấp ẩm; dưỡng da trắng sáng; se khít lỗ chân lông.

Calendula Officinalis Flower Oil (tinh dầu hoa cúc): giúp làm dịu da, dưỡng da mềm mịn, chống lão hóa.

Tocopherol(Vitamin E): giúp cấp ẩm, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Ngoài ra, trong bảng thành phần còn có một số thành phần khác như: Water, Propandiol, Phenyl Trimethicone, Calamine, Pentylene Glycol, Magnesium Sulfate, Phenoxyethanol,…

Công dụng chính

  • Bảo vệ da trước các tác động của tia UVA, UVB; từ đó đẩy lùi dấu hiệu lão hóa sớm.

  • Cung cấp độ ẩm tối ưu, giúp làn da trở nên mịn màng hơn.

  • Làm dịu và kháng khuẩn cho da.

  • Dưỡng da sáng khỏe từ sâu bên trong với nhiều thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính.

2. Nên dùng sản phẩm chống nắng vật lý hay hóa học?

2.1. Da dầu nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Theo các chuyên gia, những người có làn da dầu “đỏng đảnh” và khó chăm sóc nên lựa chọn kem chống nắng hoá học vì đây là loại kem có kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh; từ đó không khiến làn da người dùng bị đổ dầu, bí tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Da dầu không được khuyến khích sử dụng kem chống nắng vật lý, bởi vì loại kem sẽ tạo ra một lớp finish dày trên mặt; gây ra tình trạng bí bách, khó chịu trên da mặt người dùng. Không những vậy, chất kem màu trắng nếu người dùng không thoa kỹ sẽ dễ bị loang lổ, tạo thành những vệt mất thẩm mỹ trên da. Do đó, các bạn da dầu nên chọn lựa loại kem sở hữu các thành phần hóa học, có dạng lỏng, dễ tán và thấm nhanh thì sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Kem chống nắng Eucerin Sun Gel-Cream Dry Touch Oil Control SPF50+50ml là sản phẩm an toàn được khuyên dùng cho da dầu, da mụn và thậm chí là cả da nhạy cảm. 

Kem chống nắng Eucerin với tông màu vàng chủ đạo

Kem chống nắng Eucerin với tông màu vàng chủ đạo (Nguồn: Internet)

Bảng thành phần kem chống nắng gồm có một số thành phần tiêu biểu như:

Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine (Tinosorb S): Là màng lọc tối ưu nhất hiện nay có tác dụng chống tia UVA/UVB (phổ rộng) và khả năng hấp thụ khá cao, bền vững trước ánh sáng. 

Butyl Methoxydibenzoylmethane (Avobenzone): Là một trong những chất chống tia UVA được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới đã được kiểm tra nghiêm ngặt về tính an toàn và hiệu quả.

Octocrylene: Bảo vệ da khỏi tia UVB của ánh sáng mặt trời. 

Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid (Ensulizole): Là một hợp chất hữu cơ nhẹ và không gây nhờn, có khả năng ngăn chặn tia UVB. 

Chiết xuất từ rễ cây cam thảo Licochalcone A và Glycyrrhentinic Acid: Giúp chống oxy hóa mạnh mẽ cho da, bảo vệ da khỏi các tổn thương

Công nghệ kiểm soát dầu thừa trên da với hoạt chất L-Carnitine: Hỗ trợ điều tiết bã nhờn trên da, đặc biệt phù hợp cho làn da dầu, mụn trứng cá, giúp da luôn khô ráo, thoáng mịn kể cả trong thời tiết nóng ẩm.

Cyclomethicone, Ethylhexylglycerin & Glycerin: Làm mềm, cung cấp và duy trì độ ẩm cho da, tạo hàng rào bảo vệ giúp khỏe và mịn màng hơn.

Butylene Glycol: Là chất lỏng không màu, được sử dụng như là dung môi để giảm độ nhờn, đồng thời hoạt động như một chất giữ ẩm cho da.

Công dụng

  • Ngăn chặn tia UVA/UVB và tia HEVIS với hiệu quả cao và tạo lớp bảo vệ tối ưu cho làn da của chúng ta.
  • Chống oxy hóa và bảo vệ da khỏi những tổn thương, hỗ trợ bảo vệ và làm lành cấu trúc tổn thương của da. 
  • Kiểm soát lượng dầu thừa trên da, giúp da luôn khô ráo và thông thoáng.
  • Sản phẩm có thể sử dụng làm lớp lót trước khi make-up
  • Có công thức chuyên biệt dành cho làn da dầu mụn.

Ưu điểm

  • Khả năng kiểm soát dầu nhờn vượt trội
  • Thiết kế tiện lợi và bắt mắt, có dạng vòi nhấn giúp dễ dàng lấy kem, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo vệ sinh.
  • Chất kem mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, không để lại vệt trắng trên da.
  • Sản phẩm kiềm dầu tốt, rất phù hợp với những bạn có làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu.

Nhược điểm

  • Sản không có chứa cồn (trong hàm lượng cho phép) nên khi thoa trên da sẽ có mùi cồn nhẹ.
  • Giá hơi cao so với những sản phẩm kem chống nắng khác.

2.2. Da khô nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Da khô là loại da thô ráp, sần sùi và dễ bị bong tróc trên bề mặt. Người có làn da khô sẽ luôn có làn da trong tình trạng hơi căng, rát và ngứa ngáy. Kem chống nắng cho da khô sẽ không chỉ bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời mà còn hạn chế được tình trạng khô căng khó chịu. Và kem chống nắng vật lý sẽ là cái tên đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết của một sản phẩm chăm sóc và bảo vệ cho da khô vì trong dòng kem chống nắng này có chứa các thành phần tiêu biểu như Hyaluronic Acid, Glycerin, Ceramide giúp cấp ẩm sâu cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ và ngăn ngừa da bị mất nước.

Một trong những dòng kem chống nắng cho da khô được ưa chuộng nhất hiện nay là Innisfree Perfect UV Protection Cream Long Lasting Dry Skin. Kem chống nắng cho da khô đến từ thương hiệu Innisfree có chiết xuất từ lá trà xanh thiên nhiên cùng với tinh chất hoa hướng dương có tác dụng bảo vệ làn da toàn diện và cấp ẩm hiệu quả. 

Kem chống nắng vật lý cho da khô từ thương hiệu Innisfree

Kem chống nắng vật lý cho da khô từ thương hiệu Innisfree (Nguồn: Internet)

Sản phẩm tuân thủ theo nguyên tắc 5 không: Không có nguồn gốc động vật, không dầu khoáng, không hương liệu nhân tạo, không thuốc nhuộm tổng hợp và không Talc (hoạt thạch). Trong bảng thành phần kem chống nắng có chứa chiết xuất trà xanh tự nhiên từ Jeju và dầu hoa hướng dương để tăng cường khả năng chống nắng đồng thời làm dịu da trước sự tấn công của các nhân tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa như: Hydroxyacetophenone, Camellia Sinensis Leaf Extract, Tocopherol giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết để làn da khỏe mạnh và duy trì độ căng mịn, đàn hồi. Không chỉ sở hữu một bảng thành phần đẹp mắt, sản phẩm còn được trang bị chỉ số chống nắng SPF và PA hoàn hảo, từ đó tăng khả năng bảo vệ da tối đa. 

Công dụng

  • Bảo vệ da hiệu quả khỏi tia UV.
  • Khả năng chống nước và mồ hôi tốt, lớp kem chống nắng bền vững trong nhiều giờ liền.
  • Dưỡng ẩm cho da.
  • Làm sáng và đều màu da.

Ưu điểm

  • Sản phẩm phù hợp với làn da khô và hỗn hợp thiên khô
  • Chỉ số chống nắng lên đến SPF50 và PA+++ giúp bảo vệ da toàn diện 
  • Thành phần từ thiên nhiên giúp dưỡng ẩm, hạn chế da bị khô và ngăn ngừa lão hóa
  • Kem chống nắng có khả năng chống thấm nước rất tốt, thích hợp để tham gia các hoạt động ngoài trời
  • Nhược điểm
  • Kết cấu kem hơi đặc nên cần thời gian để thẩm thấu

2.3. Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc đỏ rát thì kem chống nắng vật lý với các thành phần an toàn và lành tính sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Khi lựa chọn kem chống nắng, những người có làn da nhạy cảm nên cân nhắc các sản phẩm chứa thành phần lành tính và dịu nhẹ với làn da như: Kẽm Oxide (ZnO), Titanium Dioxide (TiO2), Vitamin E, Beta Carotene, Retinyl Palmitate,… Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh các thành phần dễ gây kích ứng như: Oxybenzone, Octinoxate, Benzophenones, Salicylates, Methylisothiazolinone (MI), dầu khoáng, hương liệu, chất tạo mùi, cồn, paraben...

Kem chống nắng Bioderma Photoderm Laser SPF 50+ đến từ hãng dược mỹ phẩm đình đám của nước Pháp. Đây là một sản phẩm hoàn hảo dành cho da mỏng yếu, nhạy cảm do cơ địa hoặc sau điều trị. Sản phẩm này giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV gây ra; đồng thời làm dịu, chữa lành vùng da tổn thương và giảm sự gia tăng sắc tố.

kem chống nắng Bioderma

Kem chống nắng Bioderma Photoderm Laser SPF 50+ dành cho da nhạy cảm 

(Nguồn: Internet)

Thành phần chính của kem chống nắng này gồm có: Octocrylene, Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol, Avobenzone, chiết xuất tảo biển, rễ cây cam thảo,... Đây đều là những thành phần an toàn và lành tính với làn da.

Kem chống nắng cho da nhạy cảm đến từ thương hiệu Bioderma sở hữu chất kem dạng sữa mềm mịn, màu trắng, thấm nhanh và không gây bết dính trên da. Khi thoa, sản phẩm mang lại cảm giác mát mịn rất dễ chịu; giảm tình trạng kích ứng, căng rát tức thì. Sản phẩm này sẽ phù hợp nhất với những làn da mới điều trị laser, da nhạy cảm với ánh nắng và da cần phục hồi sau tổn thương.Không chỉ vậy, kem chống nắng của Bioderma còn có khả năng nuôi dưỡng da mịn màng, ngăn ngừa lão hóa.

2.4. Da hỗn hợp nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Da hỗn hợp là loại da “khó tính” hơn cả trong việc chăm sóc và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đây là loại da tồn tại những đặc điểm của cả da khô và da dầu. Đặc điểm nhận dạng của da hỗn hợp là: vùng chữ T (gồm trán, mũi, cằm) thì đổ nhiều dầu, trong khi đó vùng chữ U (má và gần mang tai) thì khô và ít đổ dầu hơn.

Khi chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp, người dùng nên ưu tiên tìm đến các sản phẩm không chứa dầu và có khả năng kiềm dầu hiệu quả. Các sản phẩm kem chống nắng như vậy thường có dòng chữ “No sebum” (không gây nhờn) và dòng chữ “Oil free” (không chứa dầu); có đặc điểm không gây bí da, nhờn rít hoặc bít tắc lỗ chân lông.

Những loại kem chống nắng phù hợp với da hỗn hợp không nên chứa quá nhiều các dưỡng chất làm mềm da như Acid béo, dầu thực vật,... vì những thành phần này sẽ khiến da bị bóng dầu hơn nếu hàm lượng quá cao. Kem chống nắng cho da hỗn hợp cần phải làm tốt nhiệm vụ kiềm dầu và dưỡng ẩm dịu nhẹ cho những vùng da khô. 

Do vậy, đối với làn da hỗn hợp, kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh sẽ là lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất.

Kem chống nắng Image dành cho da hỗn hợp

Kem chống nắng Image dành cho da hỗn hợp (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng dành cho da hỗn hợp Image Prevention Daily Ultimate Moisturizer SPF 50 là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của hãng dược mỹ phẩm Mỹ Image Skincare. Image Prevention Daily Ultimate Moisturizer có hiệu quả trong việc giúp làn da hỗn hợp trở nên khô ráo, hạn chế tình trạng đổ dầu; đồng thời ngăn cản tác hại gây ra bởi tia UV, ánh sáng xanh, phục hồi làn da tổn thương bởi ánh mặt trời; bên cạnh đó vẫn dưỡng ẩm và làm mềm vùng da khô hiệu quả. 

Thành phần chính của kem chống nắng này gồm có: Zinc Oxide, Octinoxate, BV- OSC, Photosomes, Hydrolyzed Pea Protein, chiết xuất trà xanh, hạt nho,... 

Sản phẩm có kết cấu dạng sữa lỏng và mịn nên chỉ mất vài phút để thẩm thấu hoàn toàn trên da. Sau khi thoa, làn da người dùng sẽ có độ căng bóng khỏe mạnh và tự nhiên, khác với tình trạng bóng dầu kém thẩm mỹ.

2.5. Da dầu mụn nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Đối với các bạn có làn da dầu mụn thì dòng kem chống nắng vật lý sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Kem chống nắng vật lý sẽ chỉ hoạt động và nằm lại ở trên bề mặt, không đi sâu vào lỗ chân lông nên sẽ không gây bít tắc, từ đó hạn chế và ngăn ngừa mụn hiệu quả cho làn da dầu mụn.

Được mệnh danh là một trong những kem chống nắng vật lý tốt nhất cho da dầu mụn, Calm Mineral Moisturizer Broad Spectrum SPF 30 Normal to Oily/Combination là sản phẩm chống nắng phù hợp với làn da dầu mụn nhạy cảm. Sản phẩm nhà Paula’s Choice chứa 2.32% thành phần là Titanium Dioxide và 6% Zinc Oxide nên sẽ hiệu quả trong việc kháng viêm cho làn da dầu mụn.

Kem chống nắng cho da dầu mụn của nhà Paula’s Choice

Kem chống nắng cho da dầu mụn của nhà Paula’s Choice (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bổ sung chiết xuất cúc la mã và chiết xuất trà xanh nhằm phát huy tối đa tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ cũng như phục hồi vùng da tổn thương, chống oxy hóa, làm đều màu da và ngăn ngừa mụn hình thành. Ngoài ra, chiết xuất lô hội và tảo biển cũng xuất hiện trong bảng thành phần của sản phẩm, mang lại hiệu quả dưỡng ẩm chuyên sâu, thúc đẩy quá trình hydrat hóa từ đó mang lại làn da căng mịn, đàn hồi hơn.

Vậy là qua bài viết trên, Hebela đã giúp bạn nắm được sự khác biệt giữa hai dòng kem chống nắng vật lý và hoá học; cũng như gợi ý một số sản phẩm thích hợp với từng loại da. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm sự lựa chọn về sản phẩm chống nắng và bảo vệ phù hợp với làn da của mình. Các bạn có thể tham khảo trang web mua hàng trực tuyến Hebela.com để đặt mua sản phẩm chính hãng hoặc biết thêm nhiều kiến thức về thế giới sức khỏe, làm đẹp nhé.

Chia sẻ

Tin mới nhất

SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì và những thông tin cần biết
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì và cách sử dụng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
[Cập nhật 2024] Bí quyết giúp video Facebook Reels lên xu hướng
Tổng quan nền tảng Facebook Reels: Tính năng, cách sử dụng và những ưu điểm khi so với đối thủ
[2024] Tổng quan về sản xuất nội dung bán hàng: Doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể áp dụng
Từ ý tưởng tới thực thi: Quy trình sáng tạo ý tưởng 3I và viết content có thể bạn chưa biết
Mách bạn: Cách làm ảnh và video bằng Canva cực dễ, ai cũng có thể thực hiện
[2024] Hướng dẫn cách viết CTA “thôi miên” khách hàng mục tiêu, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Quy trình 8 bước xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook dành cho người mới bắt đầu
Phân tích Inbound Marketing - xu hướng tiếp thị chủ đạo trong thời đại mới
Cẩm nang xây dựng nội dung video cho người mới bắt đầu
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn có quan trọng không? Cách thực hiện để đạt hiệu quả trong kinh doanh
Tổng quan về nghiên cứu thị trường: Khái niệm, vai trò & 5 bước triển khai cụ thể
Tổng quan về SWOT bản thân - tiền đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu

KHUYẾN CÁO

Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog