Chia sẻ
Phần lớn các loại kem chống nắng trên thị trường hiện nay đều được sản xuất dưới dạng cream. Tuy nhiên, kem chống nắng dạng gel và sữa cũng đang dần được ưa chuộng hơn bởi những bạn có làn da khó tính. Vậy chúng ta nên dùng kem chống nắng dạng gel hay dạng sữa? Hôm nay mình sẽ so sánh chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của cả hai để giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về những dòng kết cấu này.
1.1. Kem chống nắng dạng gel là gì?
Gel là một chất lỏng đặc, bao gồm chủ yếu là nước và các hợp chất hòa tan trong nước (ví dụ như glycerin hoặc lô hội), giúp sản phẩm dạng chất lỏng đặc dễ apply lên da hơn. Gel thường chứa cồn khô và không chứa dầu, tuy nhiên một số sản phẩm có thể bao gồm một lượng dầu hoặc các chất hòa tan trong dầu với nồng độ cực thấp (dưới 5%). Với các sản phẩm dưỡng da, gel thường không màu, tuy nhiên trong kem chống nắng, chất gel sẽ có màu trắng do kết hợp với các thành phần màng lọc hóa học và vật lý (các chất này sẽ để lại màu trắng trong mỹ phẩm, đặc biệt là Titanium Dioxide và ZinC Oxide). Chất gel ở kem chống nắng cũng lỏng hơn so với mỹ phẩm bình thường.
Chất gel sẽ nhẹ hơn chất cream, có khả năng dưỡng ẩm vừa phải, dễ thấm vào da hơn và cho cảm giác mát lạnh. Sau khi thấm hoàn toàn vào da, gel sẽ để lại cảm giác khô ráo, không bết dính hay nặng mặt hay nhờn dính. Các loại gel không chứa dầu sẽ hoạt động tốt trên các làn da dầu/nhờn hơn, còn trên da khô hoặc hỗn hợp thiên khô, gel thường sẽ thấm quá nhanh và gây khô da. Vì vậy kem chống nắng dạng gel phù hợp với những làn da không có nhu cầu dưỡng ẩm quá cao, thường là da hỗn hợp thiên dầu đến da dầu. Tuy nhiên, tùy vào công thức kem, nhà sản xuất có thể điều chỉnh thêm chất dưỡng ẩm để gel phù hợp với da khô.
Kết cấu gel trong kem chống nắng sẽ có màu trắng thay vì trong suốt như trong các loại sản phẩm dưỡng da khác (Nguồn: Sưu tầm)
1.2. Kem chống nắng dạng sữa là gì?
Kem chống nắng dạng sữa là dạng kem chống nắng có kết cấu lỏng hơn dạng gel một chút. Thông thường, trong các dạng kem chống nắng lỏng thường chứa cồn khô (các loại chống nắng dạng lotion), nhưng kem chống nắng dạng sữa hầu như không chứa dầu hay cồn nên rất lành tính và an toàn cho làn da, kể cả những làn da nhạy cảm hoặc đang trong quá trình điều trị mụn, xâm lấn. Ngoài ra, sữa chống nắng là sản phẩm có gốc nước nên dễ bị tách nước, bạn cần lắc kĩ sản phẩm trước khi đổ ra tay và apply lên da. Vì có dạng lỏng như sữa, kem chống nắng milk rất dễ tán trên da, đồng thời để lại lớp bóng nhẹ tự nhiên. Thời gian thấm của kem chống nắng sữa thậm chí còn nhanh hơn kem chống nắng gel. Sau khi thấm hoàn toàn, chất sữa hầu như không để lại vệt trắng hay cảm giác gì trên da, thay vào đó bạn sẽ thấy cực kỳ khô ráo, thậm chí còn giống như không bôi gì trên mặt.
Các loại sữa chống nắng thường được thêm vào một số thành phần chiết xuất thiên nhiên lành tính có tác dụng làm dịu và làm dưỡng ẩm da, vì vậy dù thấm nhanh, những sản phẩm này vẫn phù hợp với làn da khô, những làn da cần dưỡng ẩm. Tất cả làn da đều có thể sử dụng kem chống nắng dạng sữa.
Kem chống nắng dạng sữa có kết cấu lỏng như sữa, thấm nhanh vào da
2. Chống nắng dạng sữa và gel khác nhau thế nào?
Điểm cộng
Gel chống nắng:
- Thẩm thấu nhanh trên da: Chất gel lỏng hơn cream nên rất nhanh thấm hoàn toàn vào ra và để lại lớp finish khô ráo.
- Kết cấu nhẹ: Chất gel sẽ có gốc nước thay vì gốc dầu nên rất lỏng và nhẹ, tạo cảm giác mát lạnh trên da.
- Kiềm dầu: Thành phần không chứa dầu hoặc cực ít dầu giúp lỗ chân lông của các bạn có làn da dầu không bị bít tắc.
- Dưỡng ẩm vừa phải: Bất kể làn da nào cũng cần phải dưỡng ẩm, kể cả da dầu. Kem chống nắng dạng gel cung cấp một lượng ẩm vừa phải, giúp da không bị thừa ẩm hay đổ dầu.
Sữa chống nắng:
- Thẩm thấu cực nhanh trên da: Chất sữa lỏng dễ tán, thấm nhanh và đều trên da nhưng vẫn để lại lớp màng bóng.
- Kết cấu nhẹ: Chất sữa lỏng, nhẹ, tạo cảm giác “như không” trên da.
- Thành phần lành tính: Công thức cho sản phẩm dạng sữa không chứa cồn khô hay paraben nên an toàn cho da.
Điểm trừ
Gel chống nắng:
- Các kem chống nắng gel thường chứa cồn khô nên không phù hợp cho da mụn, nhạy cảm.
- Kết cấu thấm quá nhanh có thể khiến khô da nếu công thức không được bổ sung hoạt chất có tác dụng dưỡng ẩm.
Sữa chống nắng:
- Dễ tách nước: Cần lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng, nếu không kết cấu sẽ không đều.
Loại da phù hợp
Gel chống nắng: Da dầu, da hỗn hợp thiên dầu.
Sữa chống nắng: Mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.
Nhìn chung, kem chống nắng dạng gel và kem chống nắng dạng sữa không có quá nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ độ lành tính và khả năng dưỡng ẩm. Trên thực tế, yếu tố dưỡng ẩm có thể được khắc phục bằng cách thêm các chất dưỡng cẩm vào công thức kem, vì vậy loại da phù hợp với từng loại kết cấu có thể thay đổi khá linh hoạt tùy vào từng sản phẩm riêng, thay vì phụ thuộc vào kết cấu kem.
3. So sánh kem chống nắng Anessa dạng gel và sữa
Trên thị trường, hầu hết kem chống nắng đều có dạng cream hoặc lotion. Một trong số ít các thương hiệu có sản xuất kem chống nắng dạng gel và sữa là Anessa (thương hiệu kem chống nắng thuộc tập đoàn Shiseido). Sau đây mình sẽ so sánh các loại kem chống nắng dạng gel và sữa của thương hiệu này. Với những làn da nhạy cảm, mình khuyên các bạn nên sử dụng dòng kem được hãng công bố không màu, không mùi, không cồn, không dầu khoáng và không Paraben.
3.1. Kem chống nắng Anessa dạng gel
Với kem chống nắng dạng gel, Anessa có 3 sản phẩm là Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Gel, Anessa Whitening UV Sunscreen Gel và Anessa Moisture UV Sunscreen Mild.
Gel chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Gel SPF50+/PA++++
Gel chống nắng Anessa Whitening UV Sunscreen Gel SPF 50+/PA++++
Gel chống nắng Anessa Moisture UV Sunscreen Mild SPF35/PA+++
Trên đây là so sánh chi tiết của mình về hai loại kết cấu kem chống nắng sữa và gel, đồng thời điểm danh một số ưu điểm và nhược điểm của các loại kem chống nắng sữa/gel đến từ thương hiệu Anessa. Qua bài viết của mình, mong rằng bạn có thể xác định được bản thân nên dùng kem chống nắng dạng gel hay dạng sữa. Tùy vào làn da của mình, bạn nên lựa chọn dòng kem chống nắng phù hợp.
Chia sẻ
Tin mới nhất
[2024] Chi tiết cách sử dụng AI viết kịch bản bán hàng đơn giản nhất
Học làm Affiliate nên học online hay offline để hiệu quả nhất? Có nên học khóa học 10X Affiliate?
Chi tiết 6 công cụ AI chuyển đổi từ văn bản và hình ảnh thành video dễ sử dụng nhất
Tại sao nên làm Affiliate? Tìm hiểu về 10X Affiliate
HOT!!!Tài liệu độc quyền dành cho học viên 10X Affiliate
Học lại 10X Affiliate - Cơ hội có 1 không 2
Tổng hợp 5 cách viết cấu trúc câu lệnh ChatGPT kèm ví dụ chuẩn từ A-Z
SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì? Cách tạo nhạc từ Suno AI miễn phí không dính bản quyền
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì? Cách tạo logo từ văn bản bằng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
[Cập nhật 2024] Bí quyết giúp video Facebook Reels lên xu hướng
Tổng quan nền tảng Facebook Reels: Tính năng, cách sử dụng và những ưu điểm khi so với đối thủ
[2024] Tổng quan về sản xuất nội dung bán hàng: Doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể áp dụng
Từ ý tưởng tới thực thi: Quy trình sáng tạo ý tưởng 3I và viết content có thể bạn chưa biết
Mách bạn: Cách làm ảnh và video bằng Canva cực dễ, ai cũng có thể thực hiện
Bài viết yêu thích nhất
Mẹo chăm da cho mẹ bầu
Mẹo hay chăm tóc
KHUYẾN CÁO
Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog