Chia sẻ
Sau khi sinh con, phụ nữ thường có nhiều sự thay đổi về cân nặng, vóc dáng, thói quen sinh hoạt, hay thường xuyên rối loạn nội tiết… đặc biệt là tình trạng rụng tóc nhiều sau sinh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến rụng tóc sau sinh của các mẹ bỉm sữa và khắc phục bằng phương pháp nào? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng lấy lại mái tóc dày mượt cho bản thân nhé!
1. Rụng tóc sau sinh là hiện tượng gì?
Thông thường, cách vài năm tóc của chúng ta sẽ thay lại toàn bộ một lần, việc thay tóc này sẽ theo chu kỳ và chia theo từng khu vực nên mọi người thường khó nhận ra. Đặc biệt, tình trạng rụng tóc sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bỉm sữa, chiếm tỉ lệ khoảng 40-50% và nó nguyên nhân chủ yếu là liên quan tới sự thay đổi nội tiết tố nữ.
Rụng tóc sau sinh chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết cơ thể (nguồn: sưu tầm)
Ở phụ nữ, tốc độ thay tóc thường liên quan đến lượng estrogen có trong cơ thể. Nếu lượng estrogen cao, thì tốc độ thay tóc sẽ chậm lại và tóc dày hơn. Ngược lại, khi lượng estrogen thấp thì tốc độ tóc rụng sẽ nhanh, tóc rụng nhiều, gây hiện tượng thưa và mỏng tóc, hói đầu.
2. Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh?
2.1. Thay đổi nội tiết tố của cơ thể
Nguyên nhân chính dẫn đến tóc rụng nhiều sau sinh ở các mẹ bỉm sữa là do sự thay đổi nội tiết tố thất thường trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, lượng estrogen được tiết ra nhiều hơn, do do đó tuổi thọ của tóc kéo dài, tốc độ gãy rụng tóc giảm. Chính vì vậy, ở thời gian thai kỳ, chị em thường thấy mái tóc mình dày hơn. Sau khi sinh, lượng estrogen trong cơ thể giảm dần và tóc gãy rụng nhiều. Vì thế, các mẹ sẽ thấy tóc rụng rất nhiều trong khoảng 3 – 4 tháng sau sinh, thậm chí còn có hiện tượng tóc rụng cả mảng.
Do sự thay đổi nội tiết tố nên chị em thường rụng tóc nhiều sau sinh (nguồn: sưu tầm)
Hơn thế nữa, trong thời kỳ cho con bú, cơ thể người mẹ tiết ra nhiều hormone prolactin giúp nguồn sữa dồi dào hơn tuy nhiên chất này cũng là một chất ức chế estrogen nên càng khiến tóc hư tổn và rụng nhiều hơn.
2.2. Thiếu máu – thiếu sắt trong cơ thể
Thiếu máu sau sinh là hiện tượng phổ biến ở các chị em sau sinh khiến cho việc tuần hoàn máu kém, dẫn đến các tế bào tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng và sinh ra gãy rụng. Thiếu máu sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trong thời gian mang thai, các mẹ không được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết
Mất máu cấp tính và nhiều trong quá trình sinh nở.
Chế độ ăn uống sau sinh không đủ dinh dưỡng để người mẹ cho con bú và phục hồi sức khỏe.
Tâm lý, áp lực căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sau sinh.
2.3. Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trong quá trình mang thai, các chất dinh dưỡng mà người mẹ nạp vào cơ thể được dành chủ yếu để cung cấp cho thai nhi và sau khi sinh lại được tập trung để tạo nguồn sữa cho con. Do đó dẫn đến tình trạng cơ thể dễ thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Nếu không được bổ sung đầy đủ, cơ thể người mẹ sẽ bị suy nhược, dẫn đến một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe cũng như gãy rụng tóc nhiều.
2.3. Rối loạn tâm lý là nguyên nhân rụng tóc sau sinh
Chị em khi mang thai và sau sinh thường lo lắng, áp lực, căng thẳng kéo dài, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm sau khi sinh. Do đó, yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây ra rụng tóc sau sinh. Khi các mẹ thường xuyên lo lắng, stress quá độ có thể dẫn đến việc rối loạn chức năng thần kinh kiểm soát lượng máu và các chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận cơ thể trong đó có tóc. Việc máu giảm cung cấp dinh dưỡng cho tóc sẽ khiến tóc hư tổn và dễ gãy rụng hơn.
Căng thẳng, áp lực cũng dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều (nguồn: sưu tầm)
2.4. Sử dụng hóa chất
Da đầu của các chị em sau sinh thường rất yếu và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu sử dụng dầu gội đầu hay các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp hoặc có hóa chất mạnh sẽ làm tóc yếu đi và dễ gãy rụng.
3. Cách khắc phục rụng tóc sau sinh
Nhiều chị em sau sinh lo lắng rằng không biết rụng tóc có mọc lại không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc tóc phát triển nhanh, khỏe và đẹp còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chế độ sinh hoạt cũng như cách chăm sóc tóc. Mọi người hãy tham khảo một số biện pháp dưới đây để có một mái tóc sau sinh dày và mượt nhé!
3.1. Giảm căng thẳng, lo lắng
Căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc sau sinh. Ngoài ra, những người thường xuyên lo lắng, hay suy nghĩ sẽ thường bị rụng tóc nhiều hơn những người khác. Do đó, chị em nên hạn chế tối đa những suy nghĩ tiêu cực. thay vào đó, mọi người có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, tập thiền, suy nghĩ tích cực mỗi ngày.
3.2. Không búi hay buộc tóc quá chặt
Việc búi tóc, buộc tóc chặt bằng dây thun sẽ khiến tóc dễ bị rụng hơn. Buộc tóc chặt trong thời gian dài khiến sợi tóc bị tổn thương, các nang tóc bị kéo liên tục nên suy yếu dần, tóc mới mọc ra sẽ nhỏ và dễ bị gãy rụng.
3.3. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi xanh, các loại hạt là cách tốt nhất để cơ thể được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Những thực phẩm giúp cường tăng sức khỏe cho mái tóc như: các loại rau màu xanh đậm, khoai lang và cà rốt, trứng, thịt và cá. Mọi người hãy tăng cường các loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi ngày để tóc được phục hồi và phát triển nhanh.
Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp tóc phát triển nhanh hơn (nguồn: sưu tầm)
3.4. Bổ sung thực phẩm chức năng, vitamin
Nếu mọi người sử dụng các thực phẩm kể trên mà không hiệu quả, hãy đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của tóc và ngăn ngừa gãy rụng quá nhiều.
3.5. Chăm sóc tóc đúng cách
Sau khi sinh, tóc thường trở nên yếu đi, do đó, bạn cần phải nhẹ nhàng hơn trong quá trình chăm sóc tóc. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn các loại dầu gội với thành phần dịu nhẹ, lành tính để bảo vệ tóc và da đầu.
Bên cạnh đó, không nên thường xuyên sử dụng máy sấy ở nhiệt cao, máy uốn, duỗi cũng như các hóa chất vì sẽ khiến tóc hư tổn và tình trạng gãy rụng tồi tệ hơn.
4. Những câu hỏi thường gặp khi rụng tóc sau sinh
4.1. Rụng tóc sau sinh kéo dài trong bao lâu?
Thông thường, phụ nữ sau khi sinh khoảng 4 – 6 tháng, nếu kiêng cữ đúng cách, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý thì tình trạng tóc rụng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào cơ địa từng người và nguyên nhân gây rụng tóc nên việc xác định tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu mới hết là rất khó chính xác.
Nếu sau 1 năm, các mẹ thấy tình trạng rụng tóc sau sinh vẫn không thuyên giảm thì thì rất bị rụng tóc do nguyên nhân khác. Lúc này, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ, chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.
4.2. Tiêm thuốc chống rụng tóc sau sinh có thật sự hiệu quả không?
Khi tình trạng rụng tóc diễn ra thường xuyên và nhiều dẫn đến rụng tóc cả mảng hoặc hói, thì chị em nên tham khảo phương pháp điều trị rụng tóc bằng tiêm tại thương tổn. phương pháp này là thủ thuật đưa một lượng thuốc vào da nhằm ức chế phản ứng đáp ứng miễn dịch tại chỗ, kích thích sự phát triển của nang tóc. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao, và đã phổ biến trong chuyên ngành da liễu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần phải có sự kiên trì cao.
4.3. Cho con bú có gây rụng tóc sau sinh không?
Rụng tóc sau sinh là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và có thể không liên quan đến việc cho con bú.
4.4. Rụng tóc liệu có trầm trọng hơn khi mang thai lần tiếp theo không?
Rụng tóc sau sinh, còn được khoa học gọi là rụng tóc telogen. Đây là hiện tượng bình thường và chỉ tạm thời sau khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng rụng tóc anagen, là hiện tượng sự phát triển của các nang tóc bị cản trở, thì tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn trong những lần mang thai tiếp theo.
Qua những chia sẻ trong bài viết trên, Hebela hy vọng đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích và cần thiết để hiểu thêm về tình trạng rụng tóc sau sinh. Mọi người đừng quá lo lắng, hãy kiên trì thực hiện các biện pháp gợi ý ở trên để sớm có được mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh và suôn mượt nhé.
Chia sẻ
Tin mới nhất
SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì và những thông tin cần biết
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì và cách sử dụng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
[Cập nhật 2024] Bí quyết giúp video Facebook Reels lên xu hướng
Tổng quan nền tảng Facebook Reels: Tính năng, cách sử dụng và những ưu điểm khi so với đối thủ
[2024] Tổng quan về sản xuất nội dung bán hàng: Doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể áp dụng
Từ ý tưởng tới thực thi: Quy trình sáng tạo ý tưởng 3I và viết content có thể bạn chưa biết
Mách bạn: Cách làm ảnh và video bằng Canva cực dễ, ai cũng có thể thực hiện
[2024] Hướng dẫn cách viết CTA “thôi miên” khách hàng mục tiêu, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Quy trình 8 bước xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook dành cho người mới bắt đầu
Phân tích Inbound Marketing - xu hướng tiếp thị chủ đạo trong thời đại mới
Cẩm nang xây dựng nội dung video cho người mới bắt đầu
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn có quan trọng không? Cách thực hiện để đạt hiệu quả trong kinh doanh
Tổng quan về nghiên cứu thị trường: Khái niệm, vai trò & 5 bước triển khai cụ thể
Tổng quan về SWOT bản thân - tiền đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu
Bài viết yêu thích nhất
Mẹo chăm da cho mẹ bầu
Chuyên gia Affiliate
Top bài viết
Mẹo hay chăm tóc
KHUYẾN CÁO
Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog