Kết nối với Hebela
|
Tự học Digital Marketing dễ hay khó? Cách tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu

Tự học Digital Marketing dễ hay khó? Cách tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu

Chia sẻ

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các hình thức marketing (tiếp thị) truyền thống đang dần trở nên thoái trào và phải nhường chỗ cho những hình thức tân tiến hơn, trong đó có thể kể đến Digital Marketing. Để có thể bắt kịp sự thay đổi của thời đại cũng như hiểu rõ và áp dụng hiệu quả, nhiều người đã chọn cách tự tìm hiểu về Digital Marketing. Vậy tự học Digital Marketing có khó không và lộ trình học cho người mới bắt đầu bao gồm những gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Hebela. 

Nội dung bài viết

1. Digital Marketing là gì?


Theo định nghĩa của Asia Digital Marketing Association, Digital Marketing là hoạt động tiếp thị dùng kỹ thuật số làm phương tiện cho công cuộc marketing và trao đổi thông tin. Nói dễ hiểu hơn, một người làm Digital Marketing sẽ sử dụng các kênh hoặc công cụ digital như Social Media, Email Marketing,... để tiếp cận đối tượng mục tiêu và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu tới họ. 

Sự ra đời cũng như thịnh hành của Internet chính là cơ sở để Digital Marketing phát triển và được ưa chuộng hàng đầu như ngày nay. Xu hướng mua của khách hàng đã có vô số sự thay đổi trong thời đại công nghệ, cụ thể là ngày càng ưa chuộng tìm kiếm thông tin trên không gian mạng.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là hoạt động tiếp thị dùng kỹ thuật số làm phương tiện cho công cuộc marketing và trao đổi thông tin (Nguồn: Internet)
Hook
Ví dụ doanh thu của 1 Publisher làm Affiliate tại Hebela

2. So sánh Digital Marketing và Online Marketing


Nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt Digital Marketing và Online Marketing, do cả hai hình thức tiếp thị này đều có chung một ý nghĩa nếu dịch sang tiếng Việt. Việc hiểu rõ và phân tích sự giống - khác nhau sẽ giúp cá nhân/doanh nghiệp chọn được kênh hiệu quả và phù hợp với chiến lược tiếp thị tổng thể, ngoài ra còn hạn chế rủi ro lãng phí tiền bạc và công sức

Tiêu chí  Digital Marketing Online Marketing
Khách hàng có bắt buộc phải dùng Internet hay không?

Không

Digital Marketing không bị giới hạn bởi Internet bởi nó bao gồm rất nhiều kỹ thuật tiếp thị khác nhau gồm SMS Marketing, Digital OOH, quảng cáo trên truyền hình,... 

Online Marketing phải được thực hiện trên nền tảng có kết nối Internet, đồng nghĩa khách hàng cũng phải dùng Internet mới có thể tiếp cận, ví dụ các chiến dịch CPC, Display Ads,... 


3. Lộ trình tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu


Nếu là một người mới bắt đầu, có vô số cách bạn có thể lựa chọn để tự học Digital Marketing. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, Hebela sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình tự học dựa trên mô hình chữ T của McKinsey.
Lộ trình tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu
Mô hình chữ T của McKinsey (Nguồn: Internet)
Trong mô hình này, chiều ngang của chữ T đại diện cho những kiến thức tổng quan về Digital Marketing mà người học cần biết, trải dài từ Content Marketing, Email Marketing,.... tới Ecommerce Marketing; chiều dọc của chữ T bao gồm những lĩnh vực mà một Digital Marketer phải tập trung đào sâu. Với lộ trình này, bạn cần trải qua 3 giai đoạn chính:

3.1. Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức tổng quan


Nếu coi việc tự học Digital Marketing như xây một ngôi nhà thì việc trang bị kiến thức tổng quan và cơ bản chính là xây nền móng vững chắc cho ngôi nhà đó; nền móng càng vững chắc thì khi lên cao, bạn càng có thể tự do biến hóa theo sở thích của mình. 

Tư duy nền về Marketing

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà bất cứ ai muốn tự học Digital Marketing cần biết đó chính là kiến thức nền tảng về Marketing, bởi Digital Marketing có bản chất là hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. 

Các tư duy cơ bản về Marketing có thể kể đến như xác định nhóm khách hàng mục tiêu, insights của họ, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, xác định định vị, tổng hợp các mô hình marketing phổ biến, lên kế hoạch,...

Tư duy về các mảng trong Digital Marketing

Sau khi đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về Marketing, bạn chuyển sang tìm hiểu sâu hơn về các mảng trong Digital Marketing, bao gồm:
  • Social Media Marketing: sử dụng những nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
  • Content Marketing: sử dụng bất kỳ thứ gì để truyền tải thông điệp tới một tệp đối tượng nhất định; đó có thể là câu từ, hình ảnh, đoạn nhạc, video,... và không bao gồm các hình thức chạy quảng cáo.
  • SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa nội dung hoặc tối ưu hóa trang web nhằm giúp sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu hiển thị trong kết quả của các công cụ tìm kiếm.
  • Email Marketing: gửi email thường xuyên cho người đăng ký về thông tin của những chương trình khuyến mãi hoặc sự thay đổi của sản phẩm/dịch vụ.
  • Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): hình thức tiếp thị mà nhà quảng cáo không phải trả tiền cho lưu lượng truy cập mà sẽ trả tiền cho chuyển đổi, cụ thể là nhờ một bên thứ ba bán hàng cho mình (các cộng tác viên).
  • Marketing Automation: sử dụng các phần mềm, công cụ để tự động hóa các hoạt động marketing của cá nhân/doanh nghiệp như gửi mail, đăng bài mạng xã hội, trả lời tin nhắn,...
  • …  
Tài liệu tự học Digital Marketing

Ở giai đoạn này, người học chưa cần phải nắm rõ toàn bộ những kiến thức hay kỹ năng chuyên sâu mà chỉ cần hiểu cơ bản về vai trò, cách thức vận hành và cách kết hợp các công cụ trong một chiến dịch truyền thông marketing tổng thể. 

Bên cạnh việc quan sát được bức tranh tổng thể về Digital Marketing, ở giai đoạn này bạn còn có thể dần xác định được mình có thế mạnh ở mảng nào, phù hợp với mảng nào, thị trường đang cần nhân sự từ đó định hướng tốt hơn hướng đi sau này.

3.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn một mảng để chuyên môn hóa


Khi đã nắm được tư duy tổng quan về Marketing và Digital Marketing, bạn sẽ lựa chọn 1 mảng để tập trung phát triển và trở thành chuyên viên trong lĩnh vực: 

SEO

Người làm SEO sẽ chịu trách nhiệm về thứ hạng xuất hiện của trang web trong phần kết quả của các công cụ tìm kiếm. Các đầu việc chính của một người làm SEO bao gồm: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu ngành hàng, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu từ khóa;... để đưa ra những điểm trang web cần cải thiện nhằm nâng cao thứ hạng; tối ưu 2 yếu tố Onpage (nội dung hiển thị và mã nguồn HTML) và Offpage (các yếu tố nằm ngoài trang web như backlink); đảm bảo trang web có đầy đủ các tuyến nội dung tương ứng với từng giai đoạn trong hành trình khách hàng;...

Social Media

Người làm Social Media sẽ chịu trách nhiệm cho các hoạt động truyền thông tại các nền tảng mạng xã hội của cá nhân/doanh nghiệp. Các đầu việc chính của một người làm Social Media bao gồm: xác định mục tiêu cần đạt; lập chiến lược; sản xuất nội dung; đo lường và đánh giá hiệu quả để tối ưu; thử nghiệm nội dung mới;...

Paid Media

Người làm Paid Media sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động Digital Marketing mất phí của cá nhân/doanh nghiệp như quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm,... Các đầu việc chính của một người làm Paid Media bao gồm: xác định mục tiêu cần đạt; lập chiến lược; định vị thông điệp; chuẩn bị nội dung; setup quảng cáo; phân bổ ngân sách; phân tích kết quả; đề xuất giải pháp;...

Content Marketing

Người làm Content Marketing sẽ chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung (gồm bài viết trên website, bài viết trên mạng xã hội, tài liệu,...) phục vụ cho mục đích marketing. Các đầu việc chính của một người làm Content Marketing bao gồm: nghiên cứu khách hàng mục tiêu; nghiên cứu đối thủ; xác định mục tiêu cần đạt; lập chiến lược; sáng tạo nội dung; tối ưu nội dung cho phù hợp với từng nền tảng;  phân tích kết quả; đề xuất giải pháp;...

3.3. Giai đoạn 3: Thực hành, tự tích lũy kinh nghiệm


“Học phải đi đôi với hành”, sau khi xác định được lĩnh vực mà mình muốn chuyên môn hóa, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm những cơ hội để bản thân được tiếp xúc và trải nghiệm công việc ấy mỗi ngày. Ví dụ: Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên về truyền thông mạng xã hội, hãy tự mình lập nên một trang Facebook, một tài khoản Instagram hoặc một kênh TikTok,... sau đó đăng tải nội dung, tối ưu kết quả,... để nền tảng của mình tiếp cận và nhận được sự tương tác của công chúng.

4. Tổng hợp tài liệu giúp bạn tự học Digital Marketing hiệu quả


Bên cạnh việc đi theo một lộ trình học đúng đắn, sử dụng tài liệu học tập cũng là một phương pháp hữu hiệu để tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu. Trong bài viết này, Hebela sẽ gợi ý cho bạn một số tài liệu cùng kênh học để bạn trau dồi thêm kiến thức về Digital Marketing nhé!

4.1. Sách


Việc thu nạp kiến thức từ sách vở là một phương pháp đơn giản, truyền thống nhưng chưa bao giờ ngừng hiệu quả, trong đó có cả kiến thức về Digital Marketing. Sau đây là 6 cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về Digital Marketing và các mảng trong Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo:

STT  Tên sách  Tác giả  Giá tham khảo 
1 Digital Marketing for Dummies  Ryan Deiss, Russ Henneberry  200.000 VNĐ 
Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital  Philip Kotler  690.000 VNĐ 
Jab, Jab, Jab, Right Hook: How to Tell Your Story in a Noisy World  Gary Vaynerchuk  414.000 VNĐ 
Epic Content Marketing  Joe Pulizzi  440.000 VNĐ  
Facebook Advertising  Michael Robert Fortunate  180.000 VNĐ  
The Art of SEO: Mastering search engine optimization  Eric Enge, Stephan Spencer, Jessica Stricchiola  1.000.000 VNĐ 


4.2. Blog & website


Tương tự sách, blog và website cũng là nguồn thông tin giúp bạn tự học Digital Marketing một cách chất lượng. Không chỉ blog của các chuyên gia trong lĩnh vực, website của những tổ chức hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing cũng có thể coi là nguồn tài liệu giá trị mà bạn không nên bỏ lỡ. 

Đặc biệt, bạn có thể tham khảo blog của Hebela cụ thể là chuyên mục Affiliate - nơi mang tới cho bạn những thông tin được cập nhật liên tục, các bài viết chuyên sâu cùng hàng loạt case study chân thực, giúp bạn được trang bị thêm những kiến thức có ích cho học tập và công việc.

Tài liệu tự học Digital Marketing
Blog của Hebela cụ thể là chuyên mục Affiliate sẽ là nơi mang tới cho bạn những thông tin được cập nhật liên tục, các bài viết chuyên sâu cùng hàng loạt case study chân thực (Nguồn: Hebela)

4.3. Khóa học


Khi nói về việc tự học Digital Marketing cho người mới, chúng ta không thể bỏ qua những khóa học online được cung cấp bởi các nền tảng uy tín. Không quan trọng mất phí hay trả phí, bạn hoàn toàn có thể được hướng dẫn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực, được giảng dạy một cách bài bản thậm chí nhận chứng chỉ để chứng minh cho sự nỗ lực của bản thân. 

Khóa học Google Digital Garage (có chứng chỉ)

  • Nội dung chính: Những kiến thức nền cơ bản nhất về Digital Marketing, được phân bổ qua 23 chủ đề về Search Engine, Social Media, Email, SEO, SEM,…
  • Thời gian học: 6.5 giờ
  • Tìm hiểu thêm tại: đây  

Khóa học Social Media Marketing của Hubspot (có chứng chỉ)

  • Nội dung chính: Chiến lược truyền thông mạng xã hội cho cá nhân/doanh nghiệp, xây dựng nhóm khách hàng trung thành, tăng nhận thức về thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
  • Thời gian học: 5.18 giờ
  • Tìm hiểu thêm tại: đây

Khóa học SEO của Hubspot (có chứng chỉ)

  • Nội dung chính: Tất cả mọi thứ về SEO, bao gồm tối ưu trang web, xây backlink, nghiên cứu từ khóa,... từ đó có khả năng đo lường và đánh giá trang web của mình.
  • Thời gian học: 3.51 giờ
  • Tìm hiểu thêm tại: đây

Khóa học Content Marketing của Hubspot (có chứng chỉ)

  • Nội dung chính: Cái nhìn tổng thể về việc làm thế nào để trở thành một Content Marketer tài giỏi, bằng cách cung cấp phương pháp học về quy trình sáng tạo để sản xuất ra những nội dung hiệu quả.
  • Thời gian học: 7.50 giờ
  • Tìm hiểu thêm tại: đây

Khóa học Digital Marketing của Neil Patel (có chứng chỉ)

  • Nội dung chính: Những kiến thức quan trọng cùng các xu hướng nổi trội trong mọi khía cạnh khác nhau của Digital Marketing.
  • Thời gian học: 8 giờ
  • Tìm hiểu thêm tại: đây

Ngoài ra còn có một số khóa học trên Udemy và Coursena như sau:
- SEO Tutorial For Beginners: https://www.udemy.com/course/seo-tutorial/
- SMstudy® Digital Marketing Associate Certification Course: https://www.udemy.com/course/smstudy-digital-marketing-basics/
- Copywriting Quick Start: Top FREE Writing Tools & Hacks: https://www.udemy.com/course/copywritingquickstart/
- FREE Course: Facebook Ads For Ecommerce & Dropshipping 2022!:
https://www.udemy.com/course/facebook-ads-for-ecommerce-dropshipping/
- Free Digital Marketing Basics Course:
https://www.udemy.com/course/free-digital-marketing-basics-course/
- Free Digital Marketing Basics Course: https://www.udemy.com/course/free-digital-marketing-basics-course/
- SMstudy® Digital Marketing Associate certification Course: https://www.coursera.org/projects/market-new-business-canva 
- Design-Led Strategy: Design Thinking For Business Strategy And Entrepreneurship:
https://www.coursera.org/learn/design-strategy 

4.4. Youtube


Cuối cùng, Youtube cũng là một nền tảng miễn phí giúp bạn tự học Digital Marketing hiệu quả. Hãy chọn lọc những kênh Youtube chất lượng, truyền tải thông tin có giá trị và bấm đăng ký để không bỏ lỡ những chia sẻ của họ nhé.

Ahrefs - 400K lượt đăng ký

Không chỉ là 1 công cụ phân tích đối thủ và nghiên cứu từ khóa phổ biến, Ahrefs còn sở hữu một kênh YouTube với khoảng 400 nghìn lượt đăng ký. Chủ đề chính trên kênh Ahrefs là SEO, những câu hỏi về SEO và cách sử dụng công cụ này theo từng mục đích cụ thể. Mọi kiến thức trong video được đánh giá là truyền tải rõ ràng và dễ hiểu, giảm đi đáng kể cảm giác khô khan thường gặp. 

Brian Dean - 518K lượt đăng ký 

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về SEO, Brian Dean và những video hướng dẫn chuyên sâu của anh sẽ cực kỳ phù hợp với những newbie đang tìm hiểu về khía cạnh này. Tại đây, anh chia sẻ những ví dụ thực tế về nghiên cứu SEO, giúp người xem nắm được các kỹ thuật để tăng organic traffic cho website.

Unbounce - 17K lượt đăng ký

Unbounce là kênh YouTube cung cấp kiến thức nền tảng giúp Marketer có thể xây dựng nên một chiếc Landing Page cho cá nhân, dự án hoặc cả chiến dịch. Chỉ tập trung vào kỹ thuật xây dựng Landing Page, Unbounce sẽ không khiến người học bị xao nhãng hay choáng ngợp.

Zaryn @Market & Hustle - 34.7K lượt đăng ký 

Tại kênh Zaryn @Market & Hustle, kiến thức luôn được cập nhật và ứng dụng sát với thực tế. Chủ đề trên kênh rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu về chiến lược Digital Marketing - thế mạng của Zaryn. Bên cạnh đó, ông cũng cung cấp những kiến thức về thủ thuật kinh doanh, insight khách hàng, các phát triển thương hiệu,... dựa trên kinh nghiệm 10 năm trong ngành.

Social Media Examiner - 273K lượt đăng ký

Cung cấp kiến thức "how-to", các tips và tricks cho những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Tik Tok, Instagram,... kênh YouTube Social Media Examiner đang sở hữu 273 nghìn lượt đăng ký và gần 12 triệu lượt xem. Không chỉ xoay quanh kiến thức lý thuyết, kênh còn phỏng vấn với những chuyên gia nổi tiếng để thảo luận về xu hướng Social Media, chiến lược Social Media Marketing chuyên sâu và lời khuyên cho Marketer.

SEMrush - 149K lượt đăng ký

SEMrush có lẽ đã không còn là cái tên xa lạ với cộng đồng Digital Marketer khi giúp phân tích tốt các chỉ số website. Kênh YouTube này tập trung chủ yếu về các kiến thức cơ bản của SEO, ngoài ra còn hướng dẫn sử dụng SEMrush để phân tích từ khóa hoặc phân tích đối thủ cạnh tranh.

Neil Patel - 1.15M lượt đăng ký 

Bạn có thể nhận ra Neil Patel là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực Marketing khi kênh YouTube của anh đạt 1.15 triệu lượt đăng ký. Tại đây, Neil chia sẻ rất nhiều chủ đề về Digital Marketing một cách thu hút và lôi cuốn dựa trên những kinh nghiệm, bí quyết của mình.

Vanessa Lau - 691K lượt đăng ký 

Nếu đang tìm kiếm một kênh YouTube về Social Media, bạn chắc chắn không nên bỏ qua kênh của Vanessa. Với phong cách chia sẻ thân thiện, gần gũi và mang đậm dấu ấn cá nhân, Vanessa sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách sử dụng chiến lược Social Media để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Vậy là qua bài viết trên, Hebela đã mang tới cho bạn những chia sẻ liên quan tới Digital Marketing như khái niệm, lộ trình tự học cũng như một số nguồn tài liệu quý giá. Có thể nói, câu trả lời cho câu hỏi “Tự học Digital Marketing dễ hay khó?” sẽ tùy thuộc vào mỗi người, cụ thể là ở sự nỗ lực và chăm chỉ của từng cá nhân nhưng sau cùng, việc tự học Digital Marketing sẽ đều mang lại cho chúng ta những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu. Hãy truy cập blog của Hebela để đọc thêm nhiều kiến thức về Marketing và kinh doanh online nhé!

Chia sẻ

Thông tin tham khảo

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách gắn link sản phẩm trực tiếp trên Facebook Reels
[2025] Top 20+ công việc làm thời vụ cuối năm uy tín, nhận lương trong ngày cho freelancer
[2024] Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng AI viết kịch bản bán hàng đơn giản nhất
Học làm Affiliate nên học online hay offline để hiệu quả nhất? Có nên học khóa học 10X Affiliate?
TOP 6 công cụ AI chuyển văn bản và hình ảnh thành video dễ sử dụng nhất
Tại sao nên làm Affiliate? Tìm hiểu về 10X Affiliate
HOT!!!Tài liệu độc quyền dành cho học viên 10X Affiliate
Học lại 10X Affiliate - Cơ hội có 1 không 2
Tổng hợp 5 cách viết cấu trúc câu lệnh ChatGPT kèm ví dụ chuẩn từ A-Z
SeaArt AI là gì? Cách sử dụng SeaArt AI
Janitor AI là gì? Cách sử dụng Janitor AI
Bing Image Creator là gì? Tìm hiểu về Bing Image Creator
Suno AI là gì? Cách tạo nhạc từ Suno AI miễn phí không dính bản quyền
Voicify AI là gì? Cách sử dụng Voicify AI
Tìm hiểu về 2short.ai và cách sử dụng 2short.ai
LooksMax AI và những điều bạn cần biết
Ideogram AI là gì? Cách tạo logo từ văn bản bằng Ideogram AI
Mentor Nguyễn Bá Quốc chia sẻ cách kiếm 1 triệu đầu tiên với Affiliate Marketing
Kỹ thuật quay video: Tất tần tật những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Vui xuân rồng vàng - Nhận ngay vàng ròng: Game Tết Vòng quay Lì xì - Xuân sang, Lộc về
[Tổng hợp] Thuật toán và cách phân phối video trên Facebook Reels
7 kỹ thuật viết kịch bản giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể bạn chưa biết
Cách lập plan content Facebook Reels hiệu quả năm 2024
Gợi ý 3 phương pháp tìm ý tưởng từ insight người xem Facebook Reels
“Điểm danh” các nội dung phổ biến trên Facebook Reels - “chìa khóa” đưa video lên xu hướng
Những sai lầm cần tránh khi làm Facebook Reels: Bạn đã biết bao nhiêu trong số này?
CapCut là gì? Hướng dẫn sử dụng CapCut từ A - Z
[Cập nhật 2024] Bí quyết giúp video Facebook Reels lên xu hướng
Tổng quan nền tảng Facebook Reels: Tính năng, cách sử dụng và những ưu điểm khi so với đối thủ
[2024] Tổng quan về sản xuất nội dung bán hàng: Doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể áp dụng

KHUYẾN CÁO

Thông tin tại Hebela Blog chỉ mang tính chất tham khảo, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Vui lòng tìm hiểu kỹ và yêu cầu tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào tại Hebela Blog